Ngồi lê đôi mách sẽ lấp đầy sự cay đắng trong trái tim và làm cho con người bị nhiễm độc

5.00 star(s) 1 Vote
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
549

Ngồi lê đôi mách, hay còn gọi là nói xấu sau lưng, là một hành vi phổ biến trong đời sống xã hội Việt Nam.​

Chúng xuất hiện như cơm bữa trong cuộc sống thường ngày, trên mạng xã hội, nơi công sở, xí nghiệp, ngay cả ở những nơi thánh thiêng như nhà thờ, tu viện....​


phailamgi_ngồi lê đôi mách_cv1.jpg
Ảnh: shutterstock


Hậu quả của ngồi lê đôi mách

Hành vi ngồi lê đôi mách, phán đoán hồ đồ, nói xấu và vu khống để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, chúng không chỉ ảnh hưởng xấu đến người bị bàn tán, tạo ra một môi trường xã hội thiếu sự tin tưởng và đoàn kết mà còn lấp đầy "trái tim chúng ta với sự cay đắng và làm cho chúng ta bị nhiễm độc.

Trước mắt, ngồi lê đối mách, phán đoán hồ đồ, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng sau đây:​
  • Tổn thương danh dự và uy tín: Người bị nói xấu sẽ cảm thấy bị tổn thương, mất danh dự và uy tín trước cộng đồng.​
  • Mất lòng tin: Sự thiếu tin tưởng sẽ lan rộng, làm suy giảm mối quan hệ giữa các cá nhân và trong cộng đồng.​
  • Xung đột và chia rẽ: Những hiểu lầm và xung đột dễ dàng xảy ra, dẫn đến sự chia rẽ trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.​
Giáo huấn của Giáo hội Công giáo về việc bảo vệ thanh danh

Vì phải tôn trọng thanh danh của người khác, chúng ta không được có thái độ và lời nói có thể gây hại cho họ ( x. CIC can.220). Chúng ta có lỗi khi :​
  • Phán đoán hồ đồ: Khi không có đủ cơ sở mà cho rằng một người có lỗi về luân lý.​
  • Nói xấu: Khi không có lý do chính đáng mà tiết lộ tật xấu và lỗi lầm của người khác cho người chưa biết (x. Kn 21,28).​
  • Vu khống: Khi dùng lời ngược với sự thật để làm hại thanh danh và tạo cớ cho người ta phán đoán sai lầm về người ấy.​
(Giáo lý Hội thánh Công giáo #2478)

Phải làm gì để tránh việc ngồi lê đôi mách


Để tránh phán đoán hồ đồ, chúng ta phải cố gắng cắt nghĩa tốt cho ý nghĩ, lời nói và việc làm của tha nhân: “Mọi Kitô hữu tốt phải sẵn sàng bào chữa cho người khác hơn là lên án. Nếu không bào chữa được, thì phải hỏi xem người ấy có ý nói gì, nếu người ấy nói sai, thì hãy lấy tình thương mà sửa chữa; và nếu chưa đủ thì tìm mọi phương thế thích hợp để giúp người ấy hiểu được và thoát được sai lầm" (I-nhã, Linh Thao, 22).

(Giáo lý Hội thánh Công giáo #2479)

phailamgi_ngồi lê đôi mách_cv.jpeg
Ảnh: shutterstock

Phải Làm Gì?

Docat 43: Thế nào là cách truyền thông lý tưởng trên Internet?
Vì các Kitô hữu được kỳ vọng chinh phục “trận địa kỹ thuật số” và đem Tin Mừng đến soi sáng trận địa này, họ cần phải có cách giao tiếp khác với những cách tiếp cận thông thường. Họ nên đưa các thông điệp và viết blog về những chủ đề liên quan đến Kitô giáo. Thế nhưng, nếu họ tố giác người khác trong những chủ đề này, nếu họ vu khống, làm nhục và lên án người khác, nếu họ gây ra sự chia rẽ hay ủng hộ sự chia rẽ, thì họ đang làm điều trái ngược với lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong Tông huấn Evangelii Gaudium: “Niềm vui Tin Mừng dành cho mọi người, không loại trừ một ai”. Điều này cũng áp dụng cho sự hiện diện của các Kitô hữu trên các phương tiện truyền thông xã hội: “Giáo Hội ngày nay phải tiến lên và rao giảng Tin Mừng cho tất cả: ở mọi nơi, trong mọi dịp, không ngần ngại, không miễn cưỡng hay sợ hãi” (EG 23).​
* Câu nói của ĐGH Phanxicô được tham khảo tại: Pope Francis: Gossip Is Poisonous
 

Giải đáp những câu hỏi thách thức mà người vô thần đặt ra cho người Công giáo

40:31201 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên