Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,097
- Chủ đề Author
- #1
Người đi tù hoặc người đã mãn hạn tù thường phải chịu những bất công, bị kỳ thị, phân biệt đối xử chỉ vì quá khứ của họ. Đây là một hành vi sai trái, đi ngược lại với các nguyên tắc luân lý, xâm phạm phẩm giá con người.
Ảnh: financhill.com
Tù nhân là từ dùng để chỉ một nhóm người đang bị hạn chế quyền công dân, đang bị giam giữ tại một nhà tù sau khi bị kết án bởi một tòa án hợp hiến vì những hành vi đi sai trái, tổn hại đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, nhà nước. Tùy theo mức độ hành vi phạm tội mà hình phạt cho mỗi tù nhân là khác nhau, nhẹ thì vài tháng tù giam, nặng thì chung thân, thậm chí là tử hình.
Tù nhân là những người luôn phải đối mặt với nạn phân biệt, kỳ thị vì những gì họ đã gây ra, cho dù họ đã chấp nhận xong án phạt dành cho tội ác đó. Họ gặp không ít khó khăn trong quá trình tái hòa nhập xã hội và tìm công việc nuôi sống bản thân, thường xuyên bị cô lập, kỳ thị gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý.
Kỳ thị người từng đi tù không còn là hành vi mới và đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Kỳ thị được hiểu là một thái độ, hành vi làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà ở đây là những người từng đi tù. Sự kỳ thị này có thể dẫn tới các hành vi, định kiến, xem thường, xa lánh, từ chối những người đã từng đi tù, chỉ vì những gì họ đã gây ra.
Ảnh: hanairibas.adv.br
Việc kỳ thị này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và tâm lý của những người từng đi tù, đồng thời dẫn tới những hệ quả xấu cho xã hội như tăng tỷ lệ tái phạm tội, mất động lực cải tạo vì không còn niềm tin vào công lý của những tù nhân.
Ví dụ như trường hợp của Nguyễn Văn Quang (28 tuổi, trú Mỹ Đức, Hà Nội), từng bị đi tù 2 năm do hành vi trộm cắp tài sản. Sau thời gian mãn hạn tù, trong quá trình tái hòa nhập xã hội, Quang không nhận được sự đón nhận từ phía gia đình, người thân, bị xóm làng xa lánh, từ chối mọi ý định xin việc làm của Quang. Lúc đó, Quang cảm thấy cuộc sống quá bất công, thấy mình bị kỳ thị, dần trở nên oán hận, muốn trả thù xã hội, liền mua xăng về đốt nhà người thân là nhà của chị Hương, chị họ Quang, khiến căn nhà cháy rụi cùng toàn bộ tài sản bên trong, rất may là không có thiệt hại về người.
Việc đối xử bất công, kỳ thị với người từng đi tù có thể gây hậu quả lớn, do đó, cần phải thay đổi nhận thức, công nhận phẩm giá của mỗi người, dù là họ đã gây ra những gì trong quá khứ. Phẩm giá con người không phụ thuộc vào hành vi người đó đã làm, đồng thời không phụ thuộc vào xuất thân, hoàn cảnh, vì phẩm giá mỗi người là như nhau.
Ảnh: ameliarueda.com
Đối với những tù nhân hay người đã mãn hạn tù, họ đã phải trả giá cho những gì đã gây ra trong quá khứ bằng những hình phạt dựa trên khung hình phạt của pháp luật, họ không đáng bị đối xử bất công, phân biệt hay kỳ thị trong bất cứ trường hợp nào, đặc biệt trong quá trình hòa nhập xã hội, tìm việc làm, kết bạn, hay kết hôn,…
Tóm lại
Mỗi cá nhân và xã hội cần tạo điều kiện cho những người đã từng đi tù có cơ hội làm lại cuộc đời, bằng cách tôn trọng phẩm giá của họ, đối xử với họ một cách bình đẳng như những người khác, lên án những hành vi đối xử bất công, phân biệt, kỳ thị những người đã từng đi tù.
Kỳ thị người từng đi tù không còn là hành vi mới và đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Kỳ thị được hiểu là một thái độ, hành vi làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà ở đây là những người từng đi tù. Sự kỳ thị này có thể dẫn tới các hành vi, định kiến, xem thường, xa lánh, từ chối những người đã từng đi tù, chỉ vì những gì họ đã gây ra.
Ảnh: hanairibas.adv.br
Việc kỳ thị này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và tâm lý của những người từng đi tù, đồng thời dẫn tới những hệ quả xấu cho xã hội như tăng tỷ lệ tái phạm tội, mất động lực cải tạo vì không còn niềm tin vào công lý của những tù nhân.
Ví dụ như trường hợp của Nguyễn Văn Quang (28 tuổi, trú Mỹ Đức, Hà Nội), từng bị đi tù 2 năm do hành vi trộm cắp tài sản. Sau thời gian mãn hạn tù, trong quá trình tái hòa nhập xã hội, Quang không nhận được sự đón nhận từ phía gia đình, người thân, bị xóm làng xa lánh, từ chối mọi ý định xin việc làm của Quang. Lúc đó, Quang cảm thấy cuộc sống quá bất công, thấy mình bị kỳ thị, dần trở nên oán hận, muốn trả thù xã hội, liền mua xăng về đốt nhà người thân là nhà của chị Hương, chị họ Quang, khiến căn nhà cháy rụi cùng toàn bộ tài sản bên trong, rất may là không có thiệt hại về người.
Việc đối xử bất công, kỳ thị với người từng đi tù có thể gây hậu quả lớn, do đó, cần phải thay đổi nhận thức, công nhận phẩm giá của mỗi người, dù là họ đã gây ra những gì trong quá khứ. Phẩm giá con người không phụ thuộc vào hành vi người đó đã làm, đồng thời không phụ thuộc vào xuất thân, hoàn cảnh, vì phẩm giá mỗi người là như nhau.
Ảnh: ameliarueda.com
Đối với những tù nhân hay người đã mãn hạn tù, họ đã phải trả giá cho những gì đã gây ra trong quá khứ bằng những hình phạt dựa trên khung hình phạt của pháp luật, họ không đáng bị đối xử bất công, phân biệt hay kỳ thị trong bất cứ trường hợp nào, đặc biệt trong quá trình hòa nhập xã hội, tìm việc làm, kết bạn, hay kết hôn,…
Tóm lại
Mỗi cá nhân và xã hội cần tạo điều kiện cho những người đã từng đi tù có cơ hội làm lại cuộc đời, bằng cách tôn trọng phẩm giá của họ, đối xử với họ một cách bình đẳng như những người khác, lên án những hành vi đối xử bất công, phân biệt, kỳ thị những người đã từng đi tù.
Phải làm gì?
Docat 228: Chúng ta nên cư xử với những người vi phạm pháp luật ra sao?
Vì con người vẫn luôn luôn là một người có nhân phẩm, nên không được rút lại tình liên đới với những công dân bị tống giam. Án phạt không được hạ thấp phẩm giá và hạ nhục tù nhân. Mục đích của hình phạt là vãn hồi và bảo vệ trật tự công cộng, thay đổi phạm nhân để họ trở nên tốt hơn, và là hình thức sửa sai. Giáo Hội phản đối mọi hành động của chính quyền xem thường phẩm giá con người của phạm nhân, ví dụ, xử phạt không phù hợp với tội phạm, hoặc tra tấn tù nhân. Ngoài ra, Giáo Hội cũng tán thành việc giảm thời gian thi hành án cho các phạm nhân.