Những "điều kiện cần" để bề trên cho phép một giáo sĩ tham gia các tổ chức chính trị

5.00 star(s) 2 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472

Ngày nay, tại Việt Nam, ngày càng nhiều các linh mục tham gia sinh hoạt trong các tổ chức chính trị như Mặt trận Tổ quốc hay Ủy ban Đoàn kết Công giáo… hoặc làm thành viên trong các cơ quan công quyền như làm Đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân các cấp, với giải thích, các vị đã được bề trên "cho phép" theo đúng qui định của Giáo luật.​



cover_giáo sĩ tham gia các tổ chức chính trị_phailamgi.jpg
Lãnh đạo TP HCM tặng hoa chúc mừng Đại hội Đại biểu người Công giáo Việt Nam TP HCM xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lần thứ 9, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Ảnh: nld.com.vn

Giáo luật về các giáo sĩ tham gia chính trị

Khi nói về quyền và nghĩa vụ của các Giáo sĩ, giáo luật dành hai điều 285, # 3 và điều 287, # 2 để nói về việc tham gia các tổ chức hay đảng phái chính trị của hàng Giáo sĩ.

Theo đó, tại điều 285, # 3, Giáo luật "Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự."

Tuy nhiên, tại điều 287, # 2, Giáo luật qui định: "Giáo sĩ đừng chủ động tham gia vào những đảng phái chính trị và vào việc điều khiển các công đoàn, trừ khi theo phán đoán của thẩm quyền Hội Thánh, điều đó cần thiết để bênh vực những quyền lợi của Hội Thánh hoặc để thăng tiến lợi ích chung."

Như vậy, tại điều 287, # 2, Giáo luật đã trao quyền quyết định "cho phép một giáo sĩ tham gia các đảng phái và các tổ chức chính trị" cho vị Bề trên hợp pháp của đương sự, với những điều kiện cụ thể.

Những điều kiện cần

Ở đây, cần hiểu rõ, về phía đương sự, tức các giáo sĩ, Giáo luật qui định rõ, họ không được "chủ động", nghĩa là không được tự ý tham gia các tổ chức hay các đảng phái chính trị. Họ chỉ được tham gia khi nào được bề trên hợp pháp của họ cho phép.

Các bề trên – cụ thể ở đây là các Đức Giám mục, theo Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, trước khi cho phép, thì cần phải xét xem "việc vi phạm nhân quyền hoặc sự thúc đẩy thiện ích chung tại địa phương đã cần thiết phải để một linh mục dấn thân cụ thể không" (Giáo luật điều 287, # 2).

Các ngài chỉ nên cho phép – một phép ngắn hạn, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng Linh mục, thậm chí của Hội Đồng Giám Mục, với một vài điều kiện sau đây:​
  • khi những lực lượng phản dân chủ tạo thành sự đe dọa nghiêm trọng đối với sự tự do cần thiết cho việc thực thi quyền con người;
  • khi có nguy cơ ngăn cản việc rao giảng Tin Mừng;
  • khi người giáo dân không thể hoặc không thích hợp cho việc hoạt động trong những hoàn cảnh trên.
Tốt hơn hết, các Đức Giám mục không nên cho phép các giáo sĩ tham gia các tổ chức chính trị. Trái lại, chính các ngài hãy bày tỏ lập trường cách công khai và nếu được, tất cả cùng lên tiếng trong một tài liệu của Hội đồng Giám mục, nhằm soi sáng lương tâm, nhắc nhớ đức tin và giáo huấn xã hội của Hội Thánh, nhất là khi những quyền căn bản của con người và phần rỗi các linh hồn bị đe dọa.

Ngoài ra, các ngài phải luôn luôn khích lệ người kitô hữu giáo dân trau dồi bản thân và hiện diện như những chứng nhân trong đời sống công cộng. (x. Jean - Louis Tauran, L’Evêque et son ministère, Urbaniana University Press, 1999, 403-407.)

Tóm lại
  • Giáo hội khuyến khích các giáo dân tham gia các đảng phái chính trị, để đem các giá trị Tin mừng vào trong các thực tại xã hội. Xem link này.
  • Về phía hàng giáo sĩ, họ không được "chủ động" tham gia các đảng phái và các tổ chức chính trị. Họ chỉ được tham gia khi được phép của các đấng Bề trên có thẩm quyền.​
  • Về phần mình, các Bề trên – cụ thể là các Đức Giám mục, chỉ cho phép một giáo sĩ tham gia các tổ chức chính trị, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng linh mục, kể cả của Hội Đồng Giám mục, với những điều kiện cụ thể. Phép này luôn là một phép ngắn hạn.​


Giáo luật Công Giáo
Điều 285:
§1. Các giáo sĩ phải tuyệt đối xa lánh tất cả những điều bất xứng với bậc mình, theo những quy định của luật địa phương.
§2. Họ phải tránh tất cả những điều, tuy không bất xứng, nhưng xa lạ với bậc giáo sĩ.
§3. Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự.
§4. Không có phép của Đấng Bản Quyền, các giáo sĩ không được quản trị những tài sản thuộc về giáo dân hoặc những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải tường trình sổ sách; cũng không được đứng ra bảo đảm, cho dù dựa vào tài sản riêng mình, nếu không tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền riêng; cũng thế, họ phải tránh ký kết những thương phiếu tài chính vì đó mà họ buộc phải trả tiền, dù không xác định rõ nguyên do.
Điều 287:
§1. Các giáo sĩ phải luôn luôn hết sức cố gắng duy trì sự hòa bình và hòa hợp giữa mọi người, dựa trên nền tảng công lý.
§2. Giáo sĩ đừng chủ động tham gia vào những đảng phái chính trị và vào việc điều khiển các công đoàn, trừ khi theo phán đoán của thẩm quyền Hội Thánh, điều đó cần thiết để bênh vực những quyền lợi của Hội Thánh hoặc để thăng tiến lợi ích chung.

Xem thêm:
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097
Tui thấy, nhiều giáo dân vẫn biết ơn vị Linh mục khi người đó tham gia vào ủy ban đoàn kết. Như một vài người bạn tui biết ở giáo xứ Cần Kiệm, giáo phận Hưng Hóa, cha xứ cũ của họ khi tham gia tổ chức này, đã giúp giáo xứ sửa đường, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển giáo xứ hơn trước rất nhiều.
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472
Tui thấy, nhiều giáo dân vẫn biết ơn vị Linh mục khi người đó tham gia vào ủy ban đoàn kết. Như một vài người bạn tui biết ở giáo xứ Cần Kiệm, giáo phận Hưng Hóa, cha xứ cũ của họ khi tham gia tổ chức này, đã giúp giáo xứ sửa đường, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển giáo xứ hơn trước rất nhiều.
Cũng vì lý do này mà ngài đã phải về hưu sớm từ lúc mới hơn 60 tuổi. Ngày nay, người ta chạy theo chủ nghĩa duy lợi, chỉ thấy lợi trước mắt mà không thấy hại lâu dài. Vấn đề ở đây là anh làm đúng hay sai. Nếu bề trên cho phép thì anh đúng, còn đâu thì anh sai.
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên