Những điều thú vị cần biết về việc tuyên thánh trong Giáo hội Công giáo

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
324

Phong thánh hay Tuyên thánh là một tuyên bố của Giáo hội rằng một tín hữu đã chắc chắn được hưởng kiến nhan Chúa.


phailamgi_Những điều thú vị cần biết về việc tuyên thánh trong Giáo hội Công giáo_cv1.jpg

Ảnh: Spiegel
Từ “Thánh” xuất phát từ tiếng Latinh “Sanctus”, có nghĩa là “linh thiêng”. Trong suốt nhiều thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, danh hiệu này được trao tặng cho tất cả những ai, chủ yếu là các vị tử đạo, và những người mà sự thánh thiện của họ được công nhận rộng rãi trong xã hội.

Vị thánh đầu tiên được Giáo hội tuyên thánh là thánh Ulrich thành Augsburg vào năm 993. Tuy nhiên, mãi đến năm 1588, Bộ Tuyên Thánh của Vatican mới chính thức được thành lập để giúp điều chỉnh việc trao tặng danh hiệu này cho thật xứng hợp trong tiến trình chính thức phong thánh.

Trước đây, trong Giáo Hội Công Giáo có 3 con đường để được tuyên thánh: thứ nhất là tử vì đạo, thứ hai là sống một đời sống với các nhân đức anh hùng, thứ ba là có một danh tiếng thánh thiện. Ngày 11 tháng 7 năm 2017, Tòa thánh công bố Tự Sắc “Maiorem Hac Dilectionem” – nghĩa là “Trao Ban Mạng Sống” – trong đó vạch ra con đường thứ tư để tuyên thánh cho những người sống một đời sống Công Giáo tốt lành và tự do chấp nhận một cái chết vì lợi ích của người khác.

Ngày nay, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.

Ngoại trừ trường hợp tử vì đạo, các trường hợp khác, trong đó bao gồm trường hợp thứ tư này, đòi phải có một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của vị ấy để được tuyên Chân Phước; và một phép lạ thứ hai để được tuyên Thánh.

phailamgi_Những điều thú vị cần biết về việc tuyên thánh trong Giáo hội Công giáo_cv2.jpg
Ảnh: ln54.blogspot.com
Ở đây, cũng cần nói thêm rằng khi các tín hữu có lòng sùng mộ đặc biệt đối với những vị thánh thiện chưa được tuyên thánh, Đức Giáo Hoàng có thể quyết định chuẩn chước “tuyên thánh tương đương” cho các vị này mà không cần theo các tiến trình bình thường. Điều này thường được thực hiện khi các vị thánh sống cách đây quá lâu khiến cho việc hoàn thành tất cả các yêu cầu trong án tuyên thánh rất khó khăn. Việc chuẩn chước như thế là một thực hành đã có hàng trăm năm trong Giáo Hội. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 14 đã chuẩn chước tiến trình tuyên thánh cho 11 vị. Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn chước tiến trình này để “tuyên thánh tương đương” cho 5 vị Chân Phước là Angela thành Foligno và Peter Faber (vào năm 2013), José de Anchieta, Marie Nhập Thể, Francis-Xavier thành Montmorency-Laval (vào năm 2014). (X. Philip Kosloski, Giáo hội có bao nhiêu vị thánh, đăng trên tờ Aleteia ngày 19/7/2019)

Phong Thánh là tuyên bố một người nào đó đã qua đời hiện đang ở trên thiên đàng. Qua đó, Hội thánh chính thức cho phép tôn kính và khẩn cầu (qua lời chuyển cầu của các ngài). Việc tuyên phong hiển thánh sẽ kèm theo:​
  • Tên của vị đó được ghi vào Sổ Bộ Các Thánh;​
  • Các ngài được kêu cầu trong các lời cầu công cộng;​
  • Các nhà thờ được thánh hiến để kính nhớ các ngài;​
  • Thánh Lễ được cử hành để tôn kính các ngài;​
  • Lễ kính các ngài được cử hành theo phụng vụ;​
  • Hình ảnh của các ngài trên đầu có hào quang (vòng tròn)​
  • Thánh tích (di tích thánh) của các ngài được chứa trong bình và tôn kính công cộng.​
phailamgi_Những điều thú vị cần biết về việc tuyên thánh trong Giáo hội Công giáo_1.jpg

Ảnh: catholicleader.com.au
Dĩ nhiên, phong thánh không có nghĩa là Giáo hội làm cho một Kitô hữu từ tình trạng tội lỗi trở nên thánh hay qua một nghi lễ, người được tuyển chọn, nhờ tuyên bố của Hội thánh thì người đó trở nên thánh; đúng hơn, qua các điều tra, nhất là qua các phép lạ nhờ sự can thiệp của một vị thánh, Giáo hội tuyên bố người này, người kia đã ở trên thiên đàng; đồng thời, công bố người đó đã là thánh và được tôn kính như một gương mẫu sống cho mọi Ki-tô hữu khác. Có thể nói, việc phong thánh cho một người là vì Giáo Hội, nghĩa là vì cộng đồng dân Chúa đang còn sống, chứ không thêm gì cho những vị được phong thánh, vì các ngài đang vui hưởng hạnh phúc cạnh Thiên Chúa, và không một vinh dự trần thế nào thêm được gì cho niềm hạnh phúc đó.

Suốt hơn mười thế kỷ qua, không biết đã có bao nhiêu vị thánh được tuyên thánh. Đó là chưa kể, đã có biết bao nhiêu con người “không thể đếm được, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9), đã sống hay chết một cách thánh thiện mà chưa được công nhận là thánh. Đó là lý do vì sao Hội thánh dành ngày 01 tháng 11 hằng năm để mừng chung một lượt những chứng nhân anh hùng, những chiến sĩ của đức tin đã sống và chết một cách thánh thiện.​
 

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Khảm: "Lễ hội thánh nhân và lễ hội ma quỷ"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên