• Chủ đề Author
Gần đây, câu chuyện một đại biểu quốc hội đề xuất phạt lên đến 200 triệu cho người vi phạm giao thông gây xôn xao dư luận. Thiết nghĩ, những phát ngôn hàm hồ, ngây thơ này đáng nhẽ không nên thốt ra bởi người đại diện nhân dân trên chính trường.

Câu hỏi đặt ra là, phải chăng họ đại diện cho nhân dân phản ánh nguyện vọng trung thực, hay đang ngồi trên ghế cai trị dân bằng những sắc lệnh do chính họ ban hành? E rằng, câu trả lời nghiêng về vế thứ hai. Thật đáng buồn thay vì một nền chính trị để lọt vào những con người thiếu tinh thần đại diện cho dân.​

phailamgi_Quản trị xuất phát bởi lòng nhân từ_cv1.jpg

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy lên tới 200 triệu đồng. Ảnh: tuoitre.vn

Có lẽ, họ không đặt mình trong hoàn cảnh của người dân, mà đang ở trên cao nhìn ngắm, ra phán quyết với những cảm tính bao hàm cái nhìn thiếu chiều sâu. Người nói câu đó chắc phải là người có một trái tim lạnh lùng, tách biệt khỏi xã hội xô bồ, để tìm tới nơi an nhàn, tận hưởng những đặc quyền bởi chức vị được ban cho, và cứ thế dần dần biến thành một kẻ cai trị lãng quên đời sống nhân dân. Biến chất thành một kẻ cơ hội, mong giữ cho bằng được những quyền lợi, thế lực, không còn phản ánh thực tại đời sống nhân dân.

Đây chỉ là một vấn đề tiêu cực, cũng phản ánh bất cập trong chính thể đại diện, chợt nhớ đến một điều nói về nguồn gốc quyền lực chính trị trong cuốn sách Docat số 203:

"Nếu con người là giá trị cơ bản của cộng đồng chính trị, thì con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị. Như vậy, quyền lực chính trị không phải là ý muốn độc đoán của một cá nhân “có quyền” cai trị, mà cá nhân ấy cho rằng mình chỉ có trách nhiệm với bản thân mình thôi. Đúng hơn quyền cai trị phải được hợp pháp hóa bởi người dân. Những người nắm giữ quyền hành, cũng giống như những người hợp pháp hóa họ, có khả năng nhận ra chân lý nhờ khả năng lý lẽ suy luận của họ; họ có thể nhận ra tính chất hợp lệ chắc chắn của các giá trị và cũng nhận ra Người bảo đảm điều thiện hảo là tuyệt đối tốt đẹp, chính là Chúa Trời. Thánh Augustinô miêu tả đặc điểm một cộng đồng chính trị mà cố hành xử không có “công lý” thì như một “băng cướp”.

Nguồn gốc quyền lực được bắt đầu từ lương tâm và tiếng nói của đấng cao cả vượt trên ta, mới là tiêu chuẩn để đưa ra những nhận xét, phản ánh trung thực đời sống người dân. Tính hợp pháp hóa bởi nhân dân là tiêu chuẩn tối thượng, để người thừa hành thực sự là đại diện nêu cao tinh thần phục vụ quyền lợi của người dân mà họ được ủy thác.

Liệu người ấy có thực sự hiểu thế nào là giá trị của 200 triệu? có lẽ đối với họ, nó như một bữa tiệc thiết đãi bạn bè, một chuyến đi du lịch khắp thế giới. 200 triệu chỉ là đặc quyền đơn giản nghiễm nhiên được hưởng. Họ không hiểu rằng 200 triệu đối với người nghèo là cả một gia tài sống một đời, một khoản tiền tiết kiệm cuối cùng còn sót lại. Để rồi sẵn sàng đề xuất tước đoạt đi tài sản, đẩy người dân đến cảnh cùng cực. Một cách cai trị tàn bạo đến lạnh người của một tầng lớp giàu có. Thật đáng hổ thẹn!

Đến đây, ta được nhắc nhở về một nền chính trị phục vụ, được đề cập trong số 210:

"Tất cả các cơ quan công đều là phục vụ. Người chủ yếu phục vụ công ích sẽ không đặt lợi ích của riêng mình lên trên hết, nhưng đặt lợi ích của cộng đồng chính trị mà mình được giao phó lên trên tất cả, và người ấy thực hiện chức năng chính trị của mình theo tiêu chuẩn đạo đức. Tiêu chuẩn này chính là phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Hơn nữa, người phục vụ phải quan tâm đến con người cụ thể trong những cảnh đau khổ và túng thiếu của họ. Nhà nước, hoặc các cộng đồng phục vụ sự phát triển bổ trợ tự do cho các cá nhân và các đơn vị xã hội nhỏ hơn cũng không được quá quan liêu. Người dân mộc mạc thường ở vào vị thế bất lợi, vì sự phức tạp của những thủ tục hành chính vượt quá khả năng của họ. Quản lý tốt là thiện ích tuyệt vời, vì quản lý tốt sẽ phục vụ được công ích. Ngược lại, quan liêu quá mức (= cửa quyền) cũng có thể làm cho những công chức quản lý biến thành vô nhân đạo, trở thành “các công chức và chỉ là những bánh răng trong bộ máy hành chính”

Một nền cai trị thiếu sự phản ánh nguyện vọng của dân, tất yếu dẫn đến thoái hóa, nó sẽ trở thành cỗ máy vô hồn đè bẹp nhân dân, và con người trở thành công cụ bị bóc lột bởi người cầm quyền. Dần gia tăng sự bất mãn.

Quản trị thực sự là phục vụ, và chấn chỉnh những hành vi lệch lạc bởi biện pháp không tàn bạo để hướng tới mục đích giáo dục con người điều chỉnh hành vi. Đó là phương pháp để xây dựng một xã hội thật sự tôn trọng luật pháp. Sự khắc nghiệt đè bẹp tính giáo dục và không khiến thay đổi hành vi, dẫn đến nhờn luật, lách luật. Dân thiếu tôn trọng pháp luật, không thể xây dựng một xã hội văn minh.
Docat số 203:

"Nếu con người là giá trị cơ bản của cộng đồng chính trị, thì con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị. Như vậy, quyền lực chính trị không phải là ý muốn độc đoán của một cá nhân “có quyền” cai trị, mà cá nhân ấy cho rằng mình chỉ có trách nhiệm với bản thân mình thôi. Đúng hơn quyền cai trị phải được hợp pháp hóa bởi người dân. Những người nắm giữ quyền hành, cũng giống như những người hợp pháp hóa họ, có khả năng nhận ra chân lý nhờ khả năng lý lẽ suy luận của họ; họ có thể nhận ra tính chất hợp lệ chắc chắn của các giá trị và cũng nhận ra Người bảo đảm điều thiện hảo là tuyệt đối tốt đẹp, chính là Chúa Trời. Thánh Augustinô miêu tả đặc điểm một cộng đồng chính trị mà cố hành xử không có “công lý” thì như một “băng cướp”.
 

[Trực tiếp] Thánh lễ khai mạc Sứ vụ Phêrô của đức tân giáo hoàng Lêô XIV | Chúa Nhật ngày 18/05/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô tại quảng trường Thánh Phêrô, chính thức khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài. Thánh lễ trọng thể này quy tụ đông đảo hồng y, giám mục, linh mục và các đoàn đại biểu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp thánh lễ vào lúc 10:00 (giờ Roma) – 15:00 (giờ Việt Nam). Link xem trực tiếp sẽ được cập nhật bên dưới.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên