Chiếc cầu là công trình kết nối hai điểm bị ngăn cách bởi dòng nước, chỗ trũng hoặc chướng ngại vật. Chiếc cầu còn là biểu tượng (nghĩa bóng) của sự kết nối hai vật, hai khu vực bằng một yếu tố hoặc một tác phẩm nghệ thuật, một ý tưởng không mạch lạc, làm cho chúng trở thành một tổng thể thống nhất.
Chiếc cầu, dù là công trình xây dựng hay biểu tượng, luôn hàm chứa sự nối kết. Cầu nối giữa vật chất và tinh thần.
Khi chúng ta chấm dứt mọi mối quan hệ với ai đó, chia tay với cái gì đó, đoạn tuyệt với cuộc sống trước đây, đó là lúc chúng ta phá cầu, không còn muốn nối liền hai bờ ở trên dòng nước chảy qua, một sự tách biệt của một người không còn muốn liên kết cuộc sống cộng đồng.
“Cây cầu, nhịp cầu dẫn bạn đến hạnh phúc và bất hạnh xảy ra khi bạn phá cầu” (Tục ngữ Nhật Bản) ; “Cuộc sống là một câu cầu, bạn hãy băng qua nó, xin đừng dừng lại trên cầu” câu nói này của Thánh nữ Catherine thành Siena, khuyến khích chúng ta sống Năm Thánh Hy Vọng, người lữ hành hy vọng không dừng chân trên cầu mà nhanh chân băng qua nó…
Khi chúng ta chấm dứt mọi mối quan hệ với ai đó, chia tay với cái gì đó, đoạn tuyệt với cuộc sống trước đây, đó là lúc chúng ta phá cầu, không còn muốn nối liền hai bờ ở trên dòng nước chảy qua, một sự tách biệt của một người không còn muốn liên kết cuộc sống cộng đồng.
“Cây cầu, nhịp cầu dẫn bạn đến hạnh phúc và bất hạnh xảy ra khi bạn phá cầu” (Tục ngữ Nhật Bản) ; “Cuộc sống là một câu cầu, bạn hãy băng qua nó, xin đừng dừng lại trên cầu” câu nói này của Thánh nữ Catherine thành Siena, khuyến khích chúng ta sống Năm Thánh Hy Vọng, người lữ hành hy vọng không dừng chân trên cầu mà nhanh chân băng qua nó…
KHI GIÁO HOÀNG LEO XVI MỜI MỌI NGƯỜI CHUNG TAY “XÂY NHỊP CẦU”
Trước khi ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi, cho Roma và toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã ngỏ lời với tất cả mọi người với lời chào bình an, mời gọi xây nhịp cầu và đối thoại. Tân Giáo hoàng Leo XVI ngỏ lời tiếp: “Xin cho phép tôi tiếp nối lời phép lành ấy: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa yêu thương tất cả anh chị em, và sự dữ sẽ không bao giờ thắng thế! Tất cả chúng ta đều ở trong bàn tay Thiên Chúa. Vì thế, không sợ hãi, cùng nhau nắm tay Thiên Chúa và nắm tay nhau, chúng ta tiến bước. Chúng ta là môn đệ của Đức Kitô. Đức Kitô đi trước dẫn đường. Thế giới cần ánh sáng của Người. Nhân loại cần Người như cây cầu để đến được với Thiên Chúa và tình yêu của Người. Xin anh chị em cũng hãy giúp chúng tôi, rồi giúp nhau xây dựng những nhịp cầu, qua đối thoại, qua gặp gỡ, hiệp nhất để trở thành một dân tộc duy nhất luôn sống trong hoà bình. Xin cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô!”
ĐỨC LEO XVI KHÔNG XÂY CẦU MỚI, NGÀI ‘XÂY DỰNG NHỮNG NHỊP CẦU’
Xây cầu mới là phá bỏ, làm lại, Đức Leo XVI tự hạ, biết mình “Tôi được chọn không do công trạng nào, và với tâm tình khiêm tốn, tôi đến với anh chị em như một người anh em, mong được trở nên người phục vụ đức tin và niềm vui của anh chị em, cùng nhau bước đi trên con đường tình yêu Chúa, Đấng muốn quy tụ tất cả chúng ta thành một gia đình duy nhất.” Được bầu chọn làm Giáo hoàng với danh hiệu Leo XVI, ngài mong muốn kế thừa những việc làm của các Giáo hoàng tiền nhiệm “xây dựng những nhịp cầu”
Giáo hội phải là cây cầu nối giữa người và người, giữa con người và Thiên Chúa – chứ không phải là pháo đài quyền lực. Đó là thông điệp cốt lõi trong bài phát biểu đầu tiên của Đức Giáo hoàng Leo XIV, người Mỹ đầu tiên lên ngôi giáo hoàng, trong một thế giới đang bị chia rẽ, phân cực và đói khát công lý.
Giáo hội phải là cây cầu nối giữa người và người, giữa con người và Thiên Chúa – chứ không phải là pháo đài quyền lực. Đó là thông điệp cốt lõi trong bài phát biểu đầu tiên của Đức Giáo hoàng Leo XIV, người Mỹ đầu tiên lên ngôi giáo hoàng, trong một thế giới đang bị chia rẽ, phân cực và đói khát công lý.
“NHỮNG NHỊP CẦU” ĐỨC LEO XVI SẼ THỰC HIỆN THẾ NÀO ?
Khi lấy danh hiệu Leo XIV, ngài muốn kế thừa Đức Leo XIII với thông điệp nổi tiếng Rerum Novarum -Tân Sự. Việc chọn danh hiệu Leo XIV không phải tình cờ. Nó nhắc đến Đức Leo XIII, người đã công bố Rerum Novarum năm 1891, văn kiện tiên phong về công lý xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp. Rerum Novarum đặt nền móng cho học thuyết xã hội Công giáo hiện đại, với trọng tâm là quyền lợi người lao động, trách nhiệm xã hội của giới chủ, và vai trò đạo lý của nhà nước.
Kể từ Đức Leo XIII, Giáo huấn Xã hội Công giáo đã được các vị Giáo hoàng (của Công đồng Vaticano II và sau đó) Gioan XXIII, Phaolo VI, Gioan-Phaolo II, Biển Đức XVI, Phanxico, Leo XIV quan tâm đặc biệt, ‘nâng Giáo huấn xã hội’ lên thành Học thuyết Xã hội của GHCG. Học thuyết này không tách biệt Giáo lý Tin Mừng, nó hướng tín hữu Công giáo thực hành Tin Mừng cách cụ thể hơn, có nghĩa:
Thông qua “Rerum Novarum- Tân Sự” hay còn gọi là những "vấn đề mới" (Rerum Novarum) của thế kỷ XXI đòi hỏi một Giáo hội không đứng trên nhân loại, mà bước cùng nhân loại – như lời thánh Augustine: “Với anh em, tôi là người Kitô hữu; vì anh em, tôi là giám mục.” Bài phát biểu đầu tiên của Đức Thánh Cha Leo XIV, vì thế, không khác gì một Rerum Novarum của thời đại Phục Sinh: khẳng định sự ưu tiên tuyệt đối dành cho người yếu thế, người bị lãng quên, và người cô đơn – trong chính trung tâm sứ mạng của Giáo hội.
Kể từ Đức Leo XIII, Giáo huấn Xã hội Công giáo đã được các vị Giáo hoàng (của Công đồng Vaticano II và sau đó) Gioan XXIII, Phaolo VI, Gioan-Phaolo II, Biển Đức XVI, Phanxico, Leo XIV quan tâm đặc biệt, ‘nâng Giáo huấn xã hội’ lên thành Học thuyết Xã hội của GHCG. Học thuyết này không tách biệt Giáo lý Tin Mừng, nó hướng tín hữu Công giáo thực hành Tin Mừng cách cụ thể hơn, có nghĩa:
Thông qua “Rerum Novarum- Tân Sự” hay còn gọi là những "vấn đề mới" (Rerum Novarum) của thế kỷ XXI đòi hỏi một Giáo hội không đứng trên nhân loại, mà bước cùng nhân loại – như lời thánh Augustine: “Với anh em, tôi là người Kitô hữu; vì anh em, tôi là giám mục.” Bài phát biểu đầu tiên của Đức Thánh Cha Leo XIV, vì thế, không khác gì một Rerum Novarum của thời đại Phục Sinh: khẳng định sự ưu tiên tuyệt đối dành cho người yếu thế, người bị lãng quên, và người cô đơn – trong chính trung tâm sứ mạng của Giáo hội.
KẾ THỪA ‘HIỆP HÀNH’ CỦA CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICO
Bài viết này, chỉ nhấn mạnh đến hai chữ “Hiệp Hành’ của Cố Giáo hoàng Phanxico được HĐGMVN quan tâm “CẨM NANG CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VỀ TÍNH HIỆP HÀNH Cẩm nang chính thức cho việc lắng nghe và phân định trong các Giáo hội địa phương: Giai đoạn đầu tiên [10.2021 – 04.2022] tại các giáo phận và các hội đồng giám mục đến Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục 10.2023. Kể từ lúc cẩm nang này được phổ biến rộng khắp các xứ đạo trên toàn cõi VN: một số rất ít tín hữu hiểu rõ Hiệp hành, có lẽ vì thế, hai chữ Hiệp hành đã không được áp dụng vào ‘thực tế sống đạo, và thời gian đã ít nghe rao giảng ‘Hiệp hành’.
“Nhà thờ – của ai?
Riêng ở GHVN hôm nay, nhiều thánh đường nguy nga đồ sộ mọc lên (cũng có thánh đường mọc lên giữa tầng lớp tín hữu giáo dân nghèo, là lúc mà Giáo hội bị cáo buộc là ‘Chúa bị đóng đinh’, cha xứ đầy quyền thế, đồng lõa với quyền lực thế tục. Đức Leo XIV đã công bố một tầm nhìn ngược lại: Nhà thờ là của người nghèo, người tỵ nạn, người bị bỏ rơi – chứ không phải là cung điện của kẻ mạnh. “Chúng ta muốn là một Giáo hội mang tính hiệp hành, luôn đồng hành, tìm kiếm hòa bình, bác ái và gần gũi – đặc biệt với những ai đang đau khổ,” ngài nói.
“Đó không chỉ là định hướng mục vụ ‘sống Hiệp hành’. Đó là tuyên ngôn chống lại giáo sĩ trị, cám dỗ quyền lực và sự trình diễn tôn giáo vốn đã làm tổn thương hình ảnh của Giáo hội trong nhiều thập niên.
“Đó không chỉ là định hướng mục vụ ‘sống Hiệp hành’. Đó là tuyên ngôn chống lại giáo sĩ trị, cám dỗ quyền lực và sự trình diễn tôn giáo vốn đã làm tổn thương hình ảnh của Giáo hội trong nhiều thập niên.
CÙNG NHAU “HIỆP HÀNH’ XÂY DỰNG NHỮNG CÂY CẦU, THEO GỢI Ý CỦA ĐỨC LEO XIV
Những lời phát biểu và cũng là ước mong của Đức Leo XIV, không chỉ là ước mong và phát biểu, mà là định hướng đường lối loan truyền Tin Mừng sống động nhất, rõ ràng nhất khi áp dụng những chỉ dạy của các vị Giáo hoàng ở giáo huấn xã hội.
“Đức Leo XIV bước ra từ những cộng đồng bản địa nghèo khó, từng sống cùng người dân ở Chiclayo, từng chứng kiến tận mắt bất công, bạo lực và sự im lặng của thế giới trước nỗi khổ của người yếu thế. Vì thế, khi ngài khẳng định: “Chúa yêu thương tất cả mọi người, không giới hạn, không điều kiện,” đó không phải là lời rao giảng lý thuyết mà là một xác tín sống động. Ngài nói rằng: “Chúng ta phải cùng nhau xây dựng những cây cầu bằng đối thoại và gặp gỡ,” đó là cách tiếp cận ‘giới thiệu Chúa’ cho một thế giới đang tan vỡ vì hận thù và định kiến.
“Đức Leo XIV bước ra từ những cộng đồng bản địa nghèo khó, từng sống cùng người dân ở Chiclayo, từng chứng kiến tận mắt bất công, bạo lực và sự im lặng của thế giới trước nỗi khổ của người yếu thế. Vì thế, khi ngài khẳng định: “Chúa yêu thương tất cả mọi người, không giới hạn, không điều kiện,” đó không phải là lời rao giảng lý thuyết mà là một xác tín sống động. Ngài nói rằng: “Chúng ta phải cùng nhau xây dựng những cây cầu bằng đối thoại và gặp gỡ,” đó là cách tiếp cận ‘giới thiệu Chúa’ cho một thế giới đang tan vỡ vì hận thù và định kiến.
CÙNG NHAU “XÂY DỰNG CÁC NHỊP CẦU” HOÀ BÌNH (BÌNH AN)
Với một thế giới đầy dãy chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bình đẳng toàn cầu gia tăng, các cộng đồng bị phân hóa bởi chủ nghĩa dân túy, tầng lớp nghèo bị gạt ra bên lề trong nền kinh tế bị truyền thông ‘khủng bố’ và AI (trí tuệ nhân tạo) đang tiếp tục ‘phá hoại’ sự bình an của toàn nhân loại, hơn ai cả, Đức Leo XIV đang phải đối mặt.
“Bình an cho anh chị em” là lời đầu tiên của Tân Giáo hoàng Leo XIV: hãy xây lại niềm tin, vượt qua biên giới, và can đảm làm chứng cho tình yêu trong một thời đại đang khát khao điều đó hơn bao giờ hết.
“Chúng ta cần cùng nhau tìm cách trở thành một Giáo hội truyền giáo, một Giáo hội xây dựng các nhịp cầu, đối thoại, luôn rộng mở để đón nhận – như quảng trường này – mở rộng vòng tay chào đón tất cả mọi người, tất cả những ai cần đến lòng bác ái, sự hiện diện, sự đối thoại và tình yêu của chúng ta.” Trích Diễn từ của Đức Giáo hoàng Leo XIV trong ngày 8-5-2025
Xuất thân là nhà truyền giáo ở Peru nghèo khổ luôn có nhiều vấn đề xã hội bất công, ngài hiểu rõ về công bằng xã hội, với sứ mệnh thay mặt Chúa Giesu-kito và kế thừa ngai toà thánh Phero, Đức Leo XIV đang khởi đầu triều đại của mình “xây dựng các nhịp cầu, đối thoại, luôn rộng mở để đón nhận” giữa một thế giới bất an, hoài nghi và sợ hãi.
“Bình an cho anh chị em” là lời đầu tiên của Tân Giáo hoàng Leo XIV: hãy xây lại niềm tin, vượt qua biên giới, và can đảm làm chứng cho tình yêu trong một thời đại đang khát khao điều đó hơn bao giờ hết.
“Chúng ta cần cùng nhau tìm cách trở thành một Giáo hội truyền giáo, một Giáo hội xây dựng các nhịp cầu, đối thoại, luôn rộng mở để đón nhận – như quảng trường này – mở rộng vòng tay chào đón tất cả mọi người, tất cả những ai cần đến lòng bác ái, sự hiện diện, sự đối thoại và tình yêu của chúng ta.” Trích Diễn từ của Đức Giáo hoàng Leo XIV trong ngày 8-5-2025
Xuất thân là nhà truyền giáo ở Peru nghèo khổ luôn có nhiều vấn đề xã hội bất công, ngài hiểu rõ về công bằng xã hội, với sứ mệnh thay mặt Chúa Giesu-kito và kế thừa ngai toà thánh Phero, Đức Leo XIV đang khởi đầu triều đại của mình “xây dựng các nhịp cầu, đối thoại, luôn rộng mở để đón nhận” giữa một thế giới bất an, hoài nghi và sợ hãi.
- Ảnh trong bài: Vatican Media
- Lưu ý: Một phần bài viết liên quan đến Đức Leo XIV và Rerum Novarum, được trích dẫn, là của Tác giả Vũ Đức Khanh gởi cho BBC VN ngày 9/5/2025. X: