Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
- Tham gia
- 29/12/23
- Bài viết
- 239
- Chủ đề Author
- #1
Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn không ít lần chúng ta, những người Kitô hữu, đã nghe những hiểu lầm và thắc mắc về đạo Công giáo. Có người hỏi rằng: "Tại sao người Công giáo lại thờ một ông Tây?", "Sao đạo Công giáo không thờ ông bà tổ tiên?, đạo bất hiếu!", "Tín đồ Công giáo chỉ toàn nói những điều xa vời, thiếu thực tế." "Sao người công giáo u mê vậy?".... Những câu nói ấy không chỉ làm chúng ta ngạc nhiên, mà đôi khi còn làm chúng ta buồn bã và trăn trở. Tuy nhiên, có bao giờ chúng ta tự hỏi: Liệu chúng ta đã thật sự sống, chia sẻ, giải thích về đạo của mình một cách chân thành và rõ ràng?
Ảnh: Phạm Tân
Đức Giêsu Kitô mà chúng ta tin tưởng không phải là "một ông Tây" như nhiều người lầm tưởng. Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng đã xuống thế làm người, sống giữa chúng ta và chịu đau khổ, chịu chết vì yêu thương và để cứu chuộc nhân loại.
Ảnh: phailamgi.com
Đạo Công giáo không những không quên ơn tổ tiên, mà còn có một truyền thống đặc biệt kính nhớ ông bà, cha mẹ, nhất là trong tháng 11 – tháng cầu nguyện cho các linh hồn. Và có điều răn thứ tư trong mười điều răn là "Thảo kính cha mẹ".
Ảnh: phailamgi.com
Có lẽ, điều khiến nhiều người chưa hiểu hết về Công giáo là vì chúng ta chưa thật sự sống và làm chứng cho Tin Mừng một cách đủ mạnh mẽ và chân thành. Đạo Công giáo không phải là đạo chỉ nói đạo lý, nói chuyện "trên Trời" mà còn mời gọi chúng ta chăm lo cho những thực tại ở trần thế: yêu thương, giúp đỡ người nghèo khổ, làm việc bác ái, bảo vệ công lý. Chính qua những hành động đó, chúng ta mới thực sự loan báo Tin Mừng cho thế giới.
Đạo công giáo cũng có một học thuyết xã hội để hướng dẫn giáo dân sống giữa các thực tại xã hội và cũng là lời mời gọi những người có thiện chí cùng xây dựng một xã hội của nền văn minh tình yêu.
Trại Phong Bến Sắn- nơi các nữ tu Công giáo chăm sóc và phục vụ bênh nhân Ảnh: phailamgi.com
Là Kitô hữu, chúng tôi không u mê. Chúng tôi biết rất rõ mình đang tin vào điều gì, và niềm tin ấy không chỉ dựa trên cảm xúc, mà còn là kết quả của sự suy ngẫm và lý trí. Và đức tin đó cũng là ân sủng mà Thiên Chúa ban cho mỗi người.
Chúng tôi biết trong Giáo hội có những con người tội lỗi, bản thân chúng tôi cũng là con người tội lỗi. Nhưng đã được cứu khỏi tội lỗi bởi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê su Ki tô. Qua đó, chúng tôi học được bài học về sự tha thứ và nâng đỡ những người anh chị em.
Ảnh: Phạm Tân
Những lời đàm tiếu, hiểu lầm về đạo sẽ tự nhiên mất đi khi chúng ta biết mở lòng, chia sẻ và sống niềm tin của mình một cách chân thành. Khi mỗi người Kitô hữu đều trở thành một nhân chứng sống động cho Tin Mừng, thì những "tin xàm" sẽ không còn có cơ hội để len lỏi vào trong tâm trí của mọi người.
Khi chúng ta thực sự sống Tin Mừng, ánh sáng của sự thật sẽ lan tỏa. Và chính trong ánh sáng ấy, những điều không đúng, những lời xàm, sẽ dần dần bị đẩy lùi, nhường chỗ cho sự cảm thông và hiểu biết.
Phải Làm Gì?
Docat 309: Bước đầu tiên để tiến đến việc tham gia xã hội dựa trên đức tin là gì?
Không có gì thúc đẩy sâu sắc hơn tình yêu. Một người đang yêu có thể thực hiện được những công trình lớn lao và đi được những con đường dài. Vì vậy, bước đi đầu tiên luôn luôn là để xây dựng một mối quan hệ cá nhân sâu xa với Đức Giêsu (“Những gì Trái tim Chúa Giêsu muốn, tôi sẽ làm”, Charles de Foucauld), để phát triển một tình yêu sâu đậm hơn dành cho Giáo Hội và để sống dấn thân trong xã hội. Điều này thúc đẩy người Kitô hữu không bỏ sót ai, ngay cả “những người nhỏ bé nhất” mà Đức Kitô quan tâm đặc biệt. Điều này thúc đẩy người Kitô hữu làm chứng cho đức tin của mình ngay cả trong một môi trường rõ ràng là thù nghịch với đức tin. Điều này còn thúc đẩy người Kitô hữu chọn một lối sống khác: hiếu khách, hoà giải và bình an. Điều này cũng thúc đẩy người Kitô hữu, nếu cần, thậm chí hiến dâng mạng sống mình, khi sự thật và công lý đòi hỏi.