- Chủ đề Author
- #1
Nhiều người, trong đó có rất đông người Công giáo, thường cho rằng các linh mục, tu sĩ chỉ nên lo việc đạo. Họ không nên đề cập đến các vấn đệ thuộc lãnh vực chính trị, xã hội, kinh tế… dù có chứng kiến các bất công, vì đó không phải là nhiệm vụ của các ngài!
Ảnh: Washington Post
Một quan niệm sai lầm
Đây thực sự là một quan niệm sai lầm của những người chủ trương một lối sống ẩn dật, mặc kệ đời. Đây không phải là lối sống của một Kitô hữu đích thực, lấy đời sống của chính Chúa Giêsu làm chuẩn mực.
Trong thực tế, các bản văn phong phú của Tin mừng cho thấy rằng:
Trong thực tế, các bản văn phong phú của Tin mừng cho thấy rằng:
- Chúa Giêsu đã không dửng dưng hay xa lạ trước vấn đề phẩm giá và các quyền của con người, cũng không dửng dưng trước những nhu cầu của những người yếu đuối nhất, những người túng thiếu nhất và những nạn nhân của bất công.
- Trong mọi lúc, Ngài đã tỏ cho thấy một sự liên đới thực sự với những người nghèo nhất và những người khốn khổ nhất (x. Mt 11, 28-30).
- Ngài đã đấu tranh chống bất công, sự giả hình, những lạm dụng quyền lực, sự tham lam thu lợi của những kẻ giàu, dửng dưng với những đau khổ của người nghèo, bằng cách nhắc lại cách mạnh mẽ việc tính sổ cuối cùng, khi Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
- Ngoài ra, khi rao giảng, Ngài luôn “khẳng định và tuyên bố một sự bình đẳng chủ yếu về phẩm giá giữa mọi người, nam và nữ, dù họ thuộc sắc tộc, quốc gia, chủng tộc, văn hóa, chính trị hay thân phận xã hội của họ thế nào.
(x. Bộ giáo dục Công giáo, Những Định hướng cho việc Nghiên cứu và Giảng dạy Học thuyết xã hội của Giáo hội trong việc đào tạo Linh mục, 27/6/1989, # 16)
Ảnh: The National Interest
Sứ mệnh của Giáo hội
Về phận mình, tiếp nối sứ vụ của Chúa Giêsu giữa trần thế, Giáo Hội được nuôi dưỡng bởi mầu nhiệm của Chúa Kitô, Tin Mừng nhập thể, để loan báo, như Ngài, Tin Mừng về Nước Thiên Chúa và kêu gọi con người đến sự hoán cải và đến ơn cứu độ, một ơn cứu độ toàn diện cả hồn lẫn xác. (Ibid., # 17)
Vì thế, giống như Chúa của mình, Giáo hội không thể dửng dưng trước những tiếng kêu cứu của con người, nhất là của những người nghèo khổ. “"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của con người thời đại này, đặc biệt những con người nghèo đói và bất cứ ai sầu khổ, cũng chính là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô" (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ, #1).
Cũng vậy, theo gương Chúa của mình, Giáo hội phải “thể hiện tình liên đới với những người cô thế, cô thân, những nạn nhân của bất công và những người nghèo trong mỗi thời đại của Giáo hội". (Docat #27)
Vì thế, giống như Chúa của mình, Giáo hội không thể dửng dưng trước những tiếng kêu cứu của con người, nhất là của những người nghèo khổ. “"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của con người thời đại này, đặc biệt những con người nghèo đói và bất cứ ai sầu khổ, cũng chính là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô" (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ, #1).
Cũng vậy, theo gương Chúa của mình, Giáo hội phải “thể hiện tình liên đới với những người cô thế, cô thân, những nạn nhân của bất công và những người nghèo trong mỗi thời đại của Giáo hội". (Docat #27)
Ảnh: pravmir.com
Hiện diện trong lãnh vực chính trị
Ngoài ra, để “đem đạo vào đời” hay để thực hiện sứ mạng loan báo Tin mừng cứu độ cho muôn dân, Giáo hội không thể đứng ngoài các thực tại trần thế, trong đó có lãnh vực chính trị.
Nói cách khác, với sứ mạng “loan báo Tin mừng cho trật tự chính trị”, “Giáo Hội có thể và phải phán đoán những lối hành xử chính trị không chỉ xét như là chúng chạm đến phạm vi tôn giáo, nhưng còn đối với tất cả những gì liên quan đến phẩm giá và các quyền căn bản của con người, công ích, công bằng xã hội… xem xét và lượng giá chúng dưới ánh sáng của Tin Mừng, và qua đó, nhân bản hóa nó cách toàn vẹn.” (Ibid., # 63)
Do đó, cần phải dứt khoát khẳng định rằng “sự hiện diện của Giáo Hội trong lãnh vực chính trị là một đòi hỏi của chính đức tin” và là “một bổn phận của toàn thể Giáo hội. (Ibid.)
Tuy nhiên, điều quan trọng cần để ý là “Giáo hội không bao giờ được liên kết với bất kỳ hệ thống chính trị nào,” (Ibid) càng không được tiếp tay cho những tổ chức chính trị đi ngược lại với công ích, vi phạm phẩm giá con người.
Nói cách khác, với sứ mạng “loan báo Tin mừng cho trật tự chính trị”, “Giáo Hội có thể và phải phán đoán những lối hành xử chính trị không chỉ xét như là chúng chạm đến phạm vi tôn giáo, nhưng còn đối với tất cả những gì liên quan đến phẩm giá và các quyền căn bản của con người, công ích, công bằng xã hội… xem xét và lượng giá chúng dưới ánh sáng của Tin Mừng, và qua đó, nhân bản hóa nó cách toàn vẹn.” (Ibid., # 63)
Do đó, cần phải dứt khoát khẳng định rằng “sự hiện diện của Giáo Hội trong lãnh vực chính trị là một đòi hỏi của chính đức tin” và là “một bổn phận của toàn thể Giáo hội. (Ibid.)
Tuy nhiên, điều quan trọng cần để ý là “Giáo hội không bao giờ được liên kết với bất kỳ hệ thống chính trị nào,” (Ibid) càng không được tiếp tay cho những tổ chức chính trị đi ngược lại với công ích, vi phạm phẩm giá con người.
Phải làm gì?
Docat 27: Tại sao Giáo Hội thực hành tình liên đới?
Một Giáo Hội tỏ ra không có tình liên đới thì sẽ hóa thành mâu thuẫn với chính danh của mình. Giáo Hội là nơi Thiên Chúa liên đới trường cửu với nhân loại. Trong sự hiệp thông của Giáo Hội, tình yêu Thiên Chúa phải được tiếp diễn nơi con người và cuối cùng là vươn đến toàn thể nhân loại. Giáo Hội là nơi Thiên Chúa muốn qui tụ tất cả mọi người: “Nầy, Thiên Chúa ở cùng nhân loại.” (Kh 21: 3). Giáo Hội là “dấu chỉ và khí cụ của sự kết hiệp thật mật thiết với Thiên Chúa và là sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại” (LG 1). Qua Giáo Hội của Người, theo gương Chúa Giêsu, Giáo Hội thể hiện tình liên đới với những người cô thế, những nạn nhân của bất công, và người nghèo trong mỗi thời đại của Giáo Hội, Thiên Chúa cất công đến với tất cả mọi dân tộc, và mọi nền văn hóa và giúp đỡ họ. Bất cứ khi nào con người cố gắng hình thành một thế giới nhân đạo hơn, thì Thiên Chúa đứng về phía họ. Do đó, Giáo Hội thể hiện tình liên đới với tất cả những ai muốn chung phần tạo cho con người nơi trần thế nhận ra khuôn mặt cứu độ của Thiên Chúa.
Cùng chủ đề