Thấy gì từ việc lần đầu tiên có một vị Giáo hoàng tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7

5.00 star(s) 2 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
685

Hôm 14/6 vừa qua, ĐGH Phanxicô đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 và có bài phát biểu trước lãnh đạo các nước này về trí tuệ nhân tạo AI. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Giáo triều Roma tham gia và phát biểu trực tiếp tại hội nghị này, thay vì chỉ đưa ra thông điệp từ xa. Điều này cũng cho thấy vai trò của Giáo hội Công giáo trên trường quốc tế đang ngày càng được coi trọng.​


phailamgi_Thấy được gì từ việc ĐGH Phanxicô tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7_cv1.jpg

ĐGH Phanxicô. Ảnh: eldia.com.do

Theo đó, cuộc thảo luận mở rộng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về trí tuệ nhân tạo (AI) được tổ chức trong 3 ngày từ 13-15/6 tại Borgo Egnazia, vùng Puglia, miền nam Italy.

G7 là nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới bao gồm: Hoa kỳ; Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản. Các cuộc họp của G7 diễn ra hàng năm, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên, cùng với các bộ trưởng tài chính và các quan chức cấp cao khác. Hội nghị thượng đỉnh G7 là một sự kiện quan trọng trong lịch trình quốc tế, nơi các quốc gia thành viên thảo luận và đưa ra các quyết định về những vấn đề cấp bách nhất mà thế giới đang đối mặt.

Trong kỳ thượng đỉnh năm nay, đây là lần đầu tiên một Giáo hoàng tham gia vào hoạt động của G7 và “điều này có thể mang lại uy tín cho Italy và toàn bộ G7”, theo lời của Thủ tướng Italy - Meloni đăng trên X.

phailamgi_Thấy được gì từ việc ĐGH Phanxicô tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7.jpg
Dàn lãnh đạo các nước thuộc nhóm G7. Ảnh: Reuters

Giáo hội luôn quan tâm đến các vấn đề của thời đại

Một trong những nhiệm vụ của Giáo hội Công giáo trong suốt chiều dài lịch sử đó là, tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại và giải thích những dấu chỉ ấy dưới ánh sáng Tin mừng, nhằm đưa ra lời giải đáp thích hợp cho từng thế hệ. Vì thế, Giáo hội cố gắng liên tục tìm hiểu tình hình hiện nay của thế giới và đưa ra những lời khuyên thiết thực theo sứ điệp của Chúa Giê-su. (x. Docat #233)

AI đang là một chủ đề đang nhận được nhiều sự quan tâm, cả về tính ưu việt cũng như những rủi ro mà nó mang lại. Đây cũng là chủ đề mà ĐGH Phanxicô chọn để nói trong Sứ điệp nhân ngày hòa bình thế giới 1/1/2024.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, ĐGH Phanxicô cũng đã nêu những quan điểm về những hứa hẹn, cũng như về mối đe dọa mà trí tuệ nhân tạo AI có thể đem lại. Bài phát biểu của ĐGH, theo như lời Thủ tướng Ý, sẽ góp phần quyết định vào việc xác định khuôn khổ pháp lý, đạo đức và văn hóa cho trí tuệ nhân tạo AI.

phailamgi_Thấy được gì từ việc ĐGH Phanxicô tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7_cv2.jpg
ĐGH Phanxicô tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Vai trò của Giáo hội ngày càng được đề cao trong cộng đồng quốc tế

Kể từ khi thế giới quyết định xây dựng một cộng đồng quốc tế từ thập niên 1940, Giáo hội vẫn luôn giữ mối liên hệ với hệ thống Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu là để thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trên con đường hướng tới lợi ích chung lớn hơn trong gia đình nhân loại, để đòi hỏi quyền và phẩm giá cho tất cả mọi người, đồng thời đi cùng nhân loại đi đến công lý và hòa bình. (x. Docat #247)

Như lời phát biểu của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II trước Liên Hợp Quốc ngày 2/10/1979: “'hoạt động chính trị, dù ở cấp quốc gia hay quốc tế, đều xuất phát từ con người, được thực hiện bởi con người và dành cho con người.”

Việc lần đầu tiên một người đứng đầu Giáo triều Roma tham gia Hội nghị Thượng đỉnh cho thấy vai trò của Giáo hội ngày càng được đề cao trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời thể hiện rõ bản chất đồng hành cùng nhân loại là sứ mạng của Giáo hội trong thế giới ngày nay.

phailamgi_Thấy được gì từ việc ĐGH Phanxicô tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7_2.jpg
ĐGH ngồi cạnh Thủ tướng Italy Giogia Meloni. Ảnh: Reuters

Tóm lại

Là một Giáo hội toàn thế giới, Giáo hội Công giáo có cơ cấu toàn cầu và nhiều thế kỷ có kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, Giáo hội không có trách nhiệm thay thế nhà nước và chính trị. Đúng hơn, Giáo hội truyền cảm hứng cho những chính sách và quyết định giữ đúng tinh thần Phúc Âm.​

Phải làm gì?​

Docat 247: Vai trò của Vatican trong chính trị quốc tế là gì?

Là một Giáo Hội toàn thế giới, Giáo hội Công giáo có một cơ cấu toàn cầu và nhiều thế kỷ có kinh nghiệm quốc tế. Là một nhà nước, Toà Thánh có thể tham gia vào nền chính trị quốc tế. Do đó, Toà Thánh có thể gửi các đại sứ (sứ thần Toà Thánh), ký kết hiệp ước với các nước khác, tham gia tổ chức siêu chính phủ (ví dụ, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức trực thuộc), và làm trung gian trong các cuộc xung đột quốc tế. Mục tiêu của tất cả các hoạt động này là để thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, để hỗ trợ cộng đồng này trên con đường hướng tới lợi ích chung lớn hơn trong gia đình nhân loại, để đòi hỏi nhân quyền và nhân phẩm cho tất cả mọi người, cũng như để hỗ trợ và đi cùng với toàn thể nhân loại trên con đường đi đến công lý và hoà bình.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên