Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
139
Em thương mến,

Tuần vừa qua, một người anh đáng kính bên đầu bên kia đất nước cách 5000km gửi một vấn đề để cùng nhau suy tư: “Hi em, anh có đề tài mới. Ngày xưa Chúa tìm 1 con chiên lạc và để lại 99 con. Ngày nay Chúa vất vả hơn là phải tìm 99 con chiên lạc, không biết có phải vậy không hén?”

Phải cám ơn anh về một đề tài rất thời sự cho bối cảnh Giáo Hội phương Tây hiện nay. Xin khất anh một tuần, tới nay có một vài ý tưởng đề cùng anh, và em cũng như nhiều người có thao thức tương tự như vậy cùng nhau tiếp tục suy tư. Có ít nhất 3 khía cạnh để nhìn vào: Bối cảnh của đoạn Tin Mừng, bối cảnh thời đại hiện nay và cuối cùng là làm thế nào để thấy phần nào thông điệp của đoạn Tin Mừng vào bối cảnh hôm nay.
phailamgi_Thư gửi em, 99 VÀ 1 _cv1.jpg
Ảnh: ipprogress.world

I. 99 VÀ 1 TRONG DỤ NGÔN

Có một điều thú vị khi tìm hiểu về 99 và 1 đó là có 2 tường thật về 99 và 1 trong Tân Ước. Một rất nổi tiếng của Luca 15:4-7, cũng là 1 trong chùm 3 Luca 15: con chiên bị mất, đồng bạc bị mất và người Cha nhân hậu hay hai người con hoang đàng. Nhưng còn có một dụ ngôn khá tương tự trong Tin mừng Mát Thêu 18:12-14. Điểm khác nhau lớn lao giữa 2 trình thuật trên là ĐỐI TƯỢNG lắng nghe:​
  • Luca viết cho người Pharisêu và Kinh sư: “Những người Pharisêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng” (Lc 15:1-2) Chúa thấy thái độ của họ nên mới kể liên tiếp 3 dụ ngôn. “Ai trong các ông có 100 con chiên mà bị mất 1 con…”
  • Mát thêu viết cho các môn đệ như lời khuyên dạy: “Anh em nghĩ sao? Ai có 100 con chiên mà có 1 con đi lạc”
Như vậy, hai đối tượng rất khác nhau:​
  1. Các người Pharisêu và kinh sư là những lãnh đạo tôn giáo nhưng Chúa kể cho họ để cho họ thấy họ đã không biết tìm chiên bị mất, thậm chí còn xua đuổi và loại trừ con chiên – những người được xem là tội lỗi bấy giờ.​
  2. Các môn đệ cũng sẽ là những người lãnh đạo tương lai, là những người được Chúa đào luyện phải có trách nhiệm và quan tâm tới những người bé mọn và gặp thử thách nhất. Như Cha trên trời thì đối tượng đó với Hội Thánh mang tính độc nhất vô nhị nên phải được yêu thương và nâng đỡ.​
Như vậy, tuy khác nhau nhưng lại có một điểm rất tương đồng là Tâm tình cần có của các nhà lãnh đạo tôn giáo với kẻ gặp thử thách trong Hội Thánh.

phailamgi_99 và 1.jpg
Ảnh: Happypencil

II. 99 và I NGÀY HÔM NAY

  • Nhìn vào 1: Cha Nguyễn Tầm Thường nhận định rằng: “Đi lạc trong đời có nhiều nguyên do. Có người không muốn lạc mà lạc. Có người bị dỗ dành rồi đi lạc. Có người chán nản không thể đi chung rồi đi lạc. Có người tự ý muốn thử những chân trời mới rồi mất lối về. Có người ngại ngùng khi muốn về. Có người xấu hổ không thể về. Có người không được phép về. Cuộc đời có nhiều bước chân đi lạc.” (Phúc Âm trong Dụ Ngôn Tập 2 – NTT)​
  • Nhìn vào 99: Những người cho là mình đạo đức, thánh thiện, nhưng lại thờ ơ, kì thị hoặc loại trừ những người được xem là yếu đuối, tội lỗi. Hay nhìn cách sâu hơn về tâm lý, thì họ tự hào cho là mình hơn người khác vì không bị cho là tội lỗi như vậy, hay rớt vào cảnh ô nhục, khốn khổ như thế. Nhưng nếu thật sự nhìn kĩ và thành thật thì sự “ĐẠO ĐỨC, THÁNH THIỆN” mà họ tin là mình có, có thật không?​
phailamgi_Thư gửi em, 99 VÀ 1 _cv2.jpg

Ảnh: ameblo.jp

III. THÔNG ĐIỆP TIN MỪNG

Có lẽ 99 và 1 bây giờ không phải là con số, nhưng đó là sự ẩn dụ cho thái độ của tâm hồn. Mình thuộc nhóm 1 hay 99 là chính bởi thái độ sống và chọn lựa . Tự hỏi mình có muốn thuộc về đoàn chiên, có muốn hoán cải, có muốn xót thương, có muốn đi tìm, có muốn vui mừng khi tội lỗi của mình và người khác được thứ tha hơn là luận phạt!

Em thương mến,
Nếu nhìn kĩ thì bản thân mỗi chúng ta nhiều khi ở trong số 1 và cũng nhiều khi ở trong cả 99 hoặc cả hai!


Giá trị của Tin Mừng vẫn luôn sống động trong mọi thời đại. Tin Mừng vẫn luôn là TIN VUI mang lại hân hoan và hy vọng cho chúng ta, cho Giáo Hội và cả Thế Giới về lòng xót thương của Chúa, nhưng cũng là LỜI NHẮC NHỞ chúng ta nhìn lại bản thân và con đường mà Chúa mời gọi bước đi trong THA THỨ VÀ THƯƠNG YÊU.

Yeuthuong,

Happypencil​
 

Trực tiếp Lễ An Táng Đức Thánh Cha Phanxicô - PhaiLamGi.com - Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được cử hành vào 10h sáng thứ Bảy, ngày 26/4/2025 (giờ Roma) tại Quảng trường Thánh Phêrô, tương đương 15h chiều theo giờ Việt Nam. Sau Thánh lễ, linh cữu ngài sẽ được an táng tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Một số kênh sẽ bắt đầu truyền hình trực tiếp từ 14h hoặc 14h30 (giờ Việt Nam) để giúp người xem chuẩn bị tâm tình tham dự.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên