Thử quần thử áo chứ ai thử "người yêu"!

phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
473
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân, còn gọi là "góp gạo thổi chung" chỉ một hiện tượng xã hội ngày càng phổ biến khắp nơi trên thế giới, cách riêng tại Việt Nam. Theo đó, các cặp đôi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng nhưng chưa tổ chức hôn lễ cũng như không đăng ký kết hôn.

Sống thử hậu quả thật

Tuy gọi là sống thứ, nhưng hậu quả của kiểu chung sống này thì rất thật và thường kết thúc không phải lúc nào cũng tốt đẹp.

song-thu-1125x723.jpg
Hình: Sưu tầm

Trong thực tế, do không đăng ký kết hôn, nên khi xảy ra bất cứ rủi ro nào về pháp lý, chẳng hạn như bạo hành, tranh chấp tài sản… thì pháp luật không thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho họ.

Ngoài ra, rủi ro về mặt xã hội cũng rất lớn. Nhiều cặp đến với nhau thiên về để thỏa mãn tình dục và do tìm hiểu nhau chưa kỹ, lại không có bất cứ giàng buộc nào về pháp lý, nên khi chung sống, lúc đối mặt với những thử thách của một cuộc hôn nhân và vì không có sự giàng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm như một cuộc hôn nhân thực sự, nên họ rất dễ dàng chia tay và khi chia tay, đã để lại những hậu quả không nhỏ, nhất là đối với các bạn nữ.

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, sống thử là một trong những yếu tố khiến tỷ lệ kết hôn giảm, ly hôn tăng. 86% các cuộc “sống thử” đã kết thúc bằng chia tay.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, các cặp nam nữ sống thử tỉ lệ ngoại tình cao gấp 4 lần và chất lượng đời sống tình cảm cũng thấp hơn các cặp hôn nhân thực sự.

Không nên sống thử

Vì thế, theo các chuyên viên về gia đình, không nên sống thử vì bất cứ lý do gì, bởi vì, ngoài rất nhiều những hậu quả thấy được như không được pháp luật và gia đình bảo vệ trước những rủi ro, tỉ lệ li hôn cao… xét về mặt thuần phong mỹ tục của người Việt, sống thử ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của bản thân và gia đình.

Đối với người công giáo, sống thử không chỉ trái với giáo luật, ngược với những đòi buộc của đức tin và phong hóa, mà còn đi ngược với phẩm giá của con người. Con người là một ai đó, chứ không phải là một cái gì đó "để thử". Người ta chỉ có thể thử áo quần, giầy dép, các vật dụng… chứ không ai được phép lấy con người làm vật thí nghiệm, nhất là không ai được phép biến sự thánh thiêng của hôn nhân và tình yêu thành một món hàng, một đồ vật, thích thì sử dụng, không thích thì quăng đi.

Tóm lại

Sống thử trước hôn nhân là một lối sống đáng phê phán và phải ngăn chặn vì nó gây ra nhiều tác hại cho gia đình và xã hội, đặc biệt nó làm băng hoại đời sống và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho tương lai của người trẻ; nó biến sự thánh thiêng của hôn nhân và tình yêu thành một món hàng, một đồ vật, có thời hạn sử dụng, thích thì dùng, không thích thì bỏ đi!​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
226
Về các mối tương quan, sống thử cũng một phần hạn chế đi đa số những mối quan hệ xã hội. Đi làm thì về nhà, ít được tụ tập bạn bè, đánh mất đi nhiều mối tương quan tốt đẹp vì sự kiểm soát khi sống với nhau.
Cũng vì lẽ đó, mà khi có hậu quả gì, người nữ khó kiếm cho mình được một sự giúp đỡ tận tình. Việc mẹ đơn thân, hay phá thai trong xã hội không còn là hiếm. Cần lên án ngay vấn nạn này.
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên