Trách nhiệm độc hại: Làm sao tránh?

4.80 star(s) 4 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,206

Trách nhiệm độc hại (tiếng anh: False responsibility) là thuật ngữ để chỉ thái độ khi bạn cảm thấy có trách nhiệm với những việc về mặt khách quan mà nói, bạn không phải chịu trách nhiệm và không nên cảm thấy có trách nhiệm.​


phailamgi_trách nhiệm độc hại_cv1.jpg

Ảnh: Tim Gouw/Unsplash

Trong môi trường làm việc, trách nhiệm độc hại là khi bạn đồng ý nhận việc từ cấp trên ngay lập tức mà chưa xem xét kỹ công việc đó là gì, và từ chối sự giúp đỡ từ bất kỳ ai.

Một số dấu hiệu thường thấy của một người có tính trách nhiệm độc hại phải kể đến như:​
  • Không từ chối bất cứ công việc nào được giao​
  • Luôn làm “hài lòng” cấp trên bằng lời “đồng ý”​
  • Luôn phải quan sát phản ứng của cấp trên, xem mình có làm gì sai không?​
  • Tự cảm thấy có lỗi nếu công việc không như ý​
  • Luôn cảm thấy quá tải, không biết cách thoát ra​
Khi duy trì tình trạng trách nhiệm độc hại quá lâu, áp lực lên chính bản thân cũng lớn dần, đồng thời cũng đánh mất khả năng “đề nghị hỗ trợ” từ người khác hay lên tiếng cho quyền lợi của bản thân.

Trách nhiệm độc hại không chỉ gây ảnh hưởng lên cá nhân, mà còn gây hệ lụy không nhỏ tới công việc của tập thể. Vậy làm thế nào để tránh?

phailamgi_trách nhiệm độc hại_cv2.jpg

Ảnh: Tony Tran/Unsplash

Theo Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo, một nhiệm vụ xã hội luôn được giao trước tiên cho một nhóm nhỏ nhất có thể thực hiện được, nhóm cấp cao hơn có để đảm nhiệm công việc đó khi nhóm nhỏ hơn không giải quyết được vấn đề. (x. Docat #95)

Điều này nhắm đến việc giải phóng một cá nhân, nuôi dưỡng sự tự do và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân đó thông qua việc lãnh nhận trách nhiệm.

Tuy nhiên, để có thể tham gia vào công việc một cách hữu hiệu, tránh việc trách nhiệm độc hại, gây ảnh hưởng tới công việc chung, cần phải có những điều kiện tiên quyết sau đây:​
  • Nền giáo dục vững chắc: Có nghĩa là, trước khi nhận lời đảm nhiệm một công việc nào đó, hãy chắc chắn rằng mình có đủ kiến thức chuyên môn, khả năng để xử lý công việc đó.​
  • Nguồn thông tin lành mạnh: Được cập nhật đầy đủ mọi thông tin cần thiết và chính xác về công việc mà mình làm.​
(x. Docat #99)​

phailamgi_đề nghị hỗ trợ_01.jpg


Đến khi mà cảm thấy không còn có thể hoàn thành được công việc đó nữa, điều cần thiết lúc này là phải có sự “đề nghị hỗ trợ”. Theo đó, nếu cấp dưới quá nặng gánh do một vấn đề gây ra, thì cấp cao hơn gần nhất phải sẵn sàng giúp đỡ. (x. Docat #95)

Nói tóm lại, để có thể tránh được tình trạng trách nhiệm độc hại, cần hiểu rõ được nguyên tắc bổ trợ và những điều kiện tiên quyết để mỗi cá nhân có thể tham gia hữu hiệu vào công việc của tập thể.​

Docat 99 Sự tham gia có thể thể hiện như thế nào trong thực tế?

Điều kiện tiên quyết cho sự tham gia thích hợp là nền giáo dục vững chắc và nguồn thông tin lành mạnh. Sự tham gia phải có mức độ đúng đắn, và không bị dùng sai để chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân. Sự tham gia cũng không nên chỉ gồm có mỗi quyền bỏ phiếu bầu cử (GS 30-31; CA 51-52). Về điểm này, học thuyết xã hội của Giáo Hội phê bình gay gắt những chế độ độc tài nhìn bất kỳ sự tham gia nào của công dân cũng chỉ như một mối đe doạ. Ngoài và vượt trên quyền bầu cử, các Kitô hữu còn cần phải dấn thân vào xã hội, bất kể sự dấn thân này thực hiện trong nội bộ giáo xứ, một đảng phái chính trị hay một đoàn thể gần gũi. Giáo dân nên đào luyện để có khả năng chuyên môn trong nhiều vấn đề xã hội và nhờ đó mới có thể cộng tác vào việc định hình cộng đồng địa phương (GS 43). Dĩ nhiên, một Kitô hữu không nên chỉ tham gia vào xã hội với tư cách cá nhân, mà còn nên tạo điều kiện cho những người khác cùng tham gia với mình trong tư cách liên đới nữa. Sự tham gia của tất cả mọi người thật sự là cốt lõi của sự công bằng tham gia – mà sự công bằng tham gia này, đến lượt mình, là yếu tố quyết định của công bằng xã hội nói chung. Việc loại trừ các cá nhân ra ngoài là hành vi phủ nhận phẩm giá của họ, và do đó vi phạm mệnh lệnh phải tôn trọng con người.​
 
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
229
Đúng vậy, bạn chẳng có trách nhiệm phải lo lắng, chiều chuộng cho cảm xúc của cấp trên đâu. Nếu công việc không phù hợp hoặc quá mập mờ, hãy mạnh dạn từ chối.
 

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên