Trại điên Trọng Đức: nơi bệnh nhân tâm thần được ơn chữa lành!

3.80 star(s) 4 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,035

Cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân Trọng Đức (Đức Trọng, Lâm Đồng), hay còn được biết đến với tên gọi Trại điên Trọng Đức - nơi đang "chữa lành" hàng trăm tâm hồn bị tổn thương.​


Phailamgi_chữa lành cho người điên_cv1.jpg

Ảnh: Phailamgi.com

Đôi nét về nơi này, đây là cơ sở được thành lập từ năm 2006 bởi hai vợ chồng ông Bùi Văn Thu và bà Trần Thị Hằng. Cơ sở được chia làm hai khu nam và nữ riêng biệt, tiếp nhận các bệnh nhân tâm thần từ khắp mọi miền tổ quốc.

Các bệnh nhân ở đây ngoài những người bị bệnh từ lúc lọt lòng, đa số còn lại là những người trưởng thành gặp chấn thương tâm lý như thất tình, ức chế tâm lý do bị hàm oan, nghi ngờ, hoặc kinh tế gia đình sa sút, mất mát quá lớn khiến tâm lý họ không thể chịu đựng nổi, dẫn đến tâm thần. Hiện cơ sở đang tiếp nhận gần 400 bệnh nhân.

Phailamgi_chữa lành cho người điên_cv2 (2).jpg
Ảnh: Phailamgi.com

Theo chia sẻ của những người đang phục vụ tại trại điên Trọng Đức, chẳng có phương pháp chữa lành nào đặc biệt cả, đơn giản chỉ là việc cho họ được sống như những con người bình thường, từ sinh hoạt cá nhân, lao động, giải trí và cầu nguyện.

Tại nơi đây, những người bệnh được tôn trọng, không ai bị kì thị, không ai bị bỏ rơi, tất cả đều được đối xử như những con người lành lặn. Bởi, mỗi con người, dù xem ra yếu đuối và chẳng quan trọng gì trong con mắt người khác, lại đại diện cho Thiên Chúa trên trái đất. (x. TLHT #131)

Một vài bệnh nhân, do tình trạng của mình, đã bị gia đình xa lánh, thậm chí còn bị nhốt riêng trong một căn chòi mấy năm trời. Thì tại nơi đây, họ được sống với người khác. "Vì mỗi người là một hữu thể xã hội" (x. Docat #48). Chỉ khi thuộc về một cộng đồng xã hội, họ mới có thể sống sót và phát triển, trở thành một con người hoàn chỉnh.

Phailamgi_chữa lành cho người điên_1.jpg
Ảnh: Phailamgi.com

Cũng tại nơi đây, họ được cung cấp đầy đủ từ chỗ ăn, chỗ nghỉ ngơi, khu sinh hoạt, và được lao động,…là những điều kiện cơ bản để một giúp một người đạt đến sự phát triển của mình cách dễ dàng hơn.

Nhờ đó, họ tìm lại được bản thân sau những biến cố ảnh hưởng tới tinh thần, cảm nhận được sự hiện hữu của bản thân sau những ngày tháng đánh mất chính mình. Đồng thời, họ cũng cảm nhận được bản thân thuộc về một cộng đồng, nơi sẵn sàng giúp đỡ, yêu thương họ dù họ đang gặp tình trạng như nào hay quậy phá ra sao.

Phailamgi_chữa lành cho người điên_cv2.jpg
Ảnh: Phailamgi.com

Ngoài những giờ đọc kinh hàng ngày, hàng tuần cũng có các linh mục gần đó tới dâng lễ tại nhà nguyện bên trong cơ sở. Nhờ đó, họ tìm được mối tương quan của bản thân với Thiên Chúa - Đấng Siêu Việt. Bởi, con người chỉ thật sự trở thành mình cách trọn vẹn khi nhận biết một điều gì đó hay một Đấng nào đó khác với mình, cao hơn mình, và quan trọng hơn chính mình: đó là Thiên Chúa, nguồn mạch của toàn bộ sự sống. (x. Docat #53)

phailamgi_Tuần thánh khắp nơi trên thế giới_REUTERS_Eloisa Lopez_0.jpg
Ảnh: Phailamgi.com
Thực hiện những điều đó, rất nhiều người trong số họ đã được chữa lành. Trong số đó, cũng có người tình nguyện ở lại để giúp đỡ những người khác có hoàn cảnh tương tự mình.

Do đây là cơ sở tư nhân, rất cần đến sự quan tâm, lòng bác ái của mọi người. Mong nhiều người biết đến họ hơn!​

Phải làm gì?​

Docat 102: Có thể thực hành liên đới ra sao?

Liên đới là một nguyên tắc xã hội và là một đức tính luân lý (Tóm lược Học thuyết Xã hội, 193). Với tính cách là một nguyên tắc xã hội, nó giúp khắc phục “các cấu trúc tội lỗi” (SRS 36), giúp tạo ra một “nền văn minh tình yêu” và do đó là nền văn minh của tình liên đới. Với tính cách là một đức tính luân lý, liên đới có nghĩa là chủ tâm hỗ trợ mọi người một cách thực tế để họ được sống tốt đẹp. Những từ mơ hồ về lòng thương cảm chẳng giúp được ai, vì thế chúng ta phải hành động! “Nguyên tắc liên đới đòi hỏi người thời nay đào luyện tâm trí để nhận thức rõ hơn họ là những kẻ mắc nợ xã hội mà trong đó họ là một thành phần” (Tóm lược Học thuyết Xã hội, 195). Nếu tự mỗi người, khó có thể làm nên chuyện lớn; thay vào đó người ta dựa vào những gì người khác đã hoàn thành, bao gồm cả những bậc tổ tiên của mình. Như vậy, chúng ta cần phải có mặt vì những người khác nữa, và cần phải tính đến cả các thế hệ tương lai trong mọi hành động và quyết định của mình.​
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên