phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318

Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là "hiện tại của Giáo hội và xã hội." (Christus Vivit, # 64) Vì thế, vai trò của họ không chỉ quan trọng đối với đời sống của Giáo hội mà cũng quan trọng đối với mỗi quốc gia dân tộc.


phailamgi_tuổi trẻ dấn thân_cv1.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Những hiểu lầm đáng tiếc

Tiếc rằng, trong một thế giới đầy bạo lực và ích kỷ, nhiều người trẻ, trong đó có những người trẻ Công giáo, thu mình lại. Họ chọn lối sống hưởng thụ, tránh xa những thách đố của đời sống trong xã hội; họ vô cảm đối với tất cả những gì diễn ra xung quanh họ, ngay cả sự tồn vong của Giáo hội và Đất nước.

Nghiêm trọng hơn, nhiều người trẻ Công giáo ngày nay nghĩ rằng "ơn gọi của người giáo dân chỉ là việc phục vụ bên trong Hội thánh, như: đọc sách, giúp lễ, làm giáo lý viên… Họ quên rằng, ơn gọi của người giáo dân trước hết là đức ái trong gia đình và đức ái trong khung cảnh xã hội và chính trị. Đó là một dấn thân cụ thể khởi đi từ đức tin để xây dựng một xã hội mới, là sống giữa thế giới và xã hội để Phúc âm hoá những hoàn cảnh khác nhau, để phát triển hoà bình, sự chung sống, công lý, nhân quyền, lòng nhân từ, và như thế mở rộng Nước Chúa trên trần gian." (Ibid., 168)

Tắt một lời, họ phải dấn thân vào trong các thực tại xã hội để thánh hóa xã hội theo các cách thức của người trẻ dưới sự hướng dẫn của Hội thánh.

phailamgi_tuổi trẻ dấn thân_cv2.jpg
Ảnh: phailamgi.com

Những cố gắng của người trẻ

May mắn thay, bên cạnh những bạn trẻ dửng dưng với xã hội, tại Việt Nam hiện nay, vẫn có nhiều bạn trẻ và nhóm giới trẻ của các giáo xứ, các phong trào hay nhóm sinh viên Công giáo tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, như viếng thăm các cụ già nơi viện dưỡng lão, thăm viếng các khu xóm nghèo, phổ cập giáo dục, nhặt ve chai…

Tuy nhiên, tất cả những sinh hoạt đó dường như vẫn chỉ là những sinh hoạt mang tính tự phát, khép kín trong những nhóm nhỏ, hoạt động rời rạc, không ổn định và không có những mục tiêu rõ ràng hướng tới một hoạt động liên tục và ngày càng hiệu quả hơn.

Nhiều bạn trẻ tham gia với duy chỉ một một đích "thỏa mãn cái tôi của mình" hoặc coi đó như một hoạt động cá nhân tham gia cho có bè có bạn.

phailamgi_tuổi trẻ dấn thân.jpg
Ảnh: phailamgi.com

Tác nhân của sự thay đổi

Trong khi đó, ở bất cứ quốc gia hay tôn giáo nào, người trẻ luôn là lực lượng chính và đóng giữ một vai trò quan trọng trong xã hội. Họ không chỉ là những người làm tươi trẻ đời sống Giáo hội bằng các việc thiện nguyện, mà còn phải là "tác nhân chính của sự thay đổi." (Ibid., 174)

Trước hết, để trở thành những tác nhân đem lại sự thay đổi, họ phải lên kết với nhau trong một tổ chức ổn định. Chẳng hạn, "các sinh viên đại học có thể kết hợp với nhau theo liên ngành để ứng dụng những kiến thức của họ vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, và trong nhiệm vụ này, họ có thể làm việc sát cánh với những người trẻ của các Hội Thánh hoặc tôn giáo khác." (Ibid., 172)

Họ cũng phải can đảm "vượt qua thái độ thờ ơ, bằng cách đưa ra câu trả lời của Kitô giáo cho các vấn đề chính trị và xã hội, tại các vùng khác nhau trên thế giới." (Ibid., #174)

Và khi cần thiết, họ phải can đảm "xuống đường để bày tỏ mong ước một nền văn minh công bằng và huynh đệ hơn." (Ibid.) Họ phải "thường xuyên ra đường" và phải là "những người đi đầu" bất cứ khi nào "những kẻ có thế lực đàn áp công lý". Họ không được "đùn đẩy trách nhiệm này cho bất cứ ai!" (Phanxicô, Huấn từ ngày Đại hội Giới trẻ ngày 27/7/2013 tại Rio de Janeiro; Docat, #322; Christus Vivit, # 174.)

phailamgi_tuổi trẻ dấn thân_1.jpg
Ảnh: phailamgi.com

Tóm lại

Người trẻ là hiện tại và tương lai của Giáo hội và xã hội. Nói cách khác, qua người trẻ "tương lai bước vào thế giới". Vì thế, người trẻ không thể mãi dửng dưng. Họ phải can đảm dấn thân vào xã hội để thay đổi xã hội. Khi ấy, người trẻ thực sự là phúc lành cho Giáo hội và qua Giáo hội, cho toàn thế giới.​

Phải làm gì?​

Docat 316: Có thể làm gì để dấn thân xã hội mà không bị đơn độc?

Ở nhiều nước, người quyết định sống với Chúa Giêsu và sống trong Giáo Hội mà liều lĩnh dấn thân xã hội đơn độc một mình có thể đi vào con đường lầm lạc. Những điều tin tưởng sai lầm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa khoái lạc tạo cho thế giới hy vọng hão huyền và khiến nhiều người lầm tưởng đi vào cuộc sống ảo tưởng và những lạc thú hời hợt. Đây là lý do tại sao chúng ta cần đến “Giáo hội thu nhỏ”: những nhóm nòng cốt, các Giáo hội tại gia, các buổi gặp gỡ cầu nguyện, các hội đoàn nhỏ, các nhóm thảo luận Kinh Thánh, các cộng đoàn sống đạo, các nhóm học hỏi, v.v… Trong một cộng đồng nhỏ thân thiện, những Kitô hữu trẻ có thể củng cố đức tin lẫn nhau. Họ có thể cùng nhau cầu nguyện, tìm kiếm ý Chúa, thành lập các nhóm người quan tâm đến việc học hỏi thêm về đức tin, tìm hiểu cặn kẽ giáo huấn của Giáo Hội, và ngay cả dành thời gian rảnh gặp gỡ nhau. Trường hợp chưa có được những nhóm như vậy, thì các nhóm này nên được thành lập, dù ban đầu chỉ có hai hoặc ba thành viên. Điều quan trọng là các nhóm này phải hòa nhập vào cộng đoàn giáo xứ địa phương, ví dụ, bằng cách thường xuyên tham dự Thánh Lễ cùng với cộng đoàn giáo xứ.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên