Tuyên úy nhà tù: Tại sao không?

5.00 star(s) 2 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472

Trong các ngành tuyên úy, tuyên úy nhà tù là một sứ vụ khó khăn, nhưng vô cùng cần thiết, giúp hỗ trợ cho các nhà tù trong việc chăm sóc và cải hóa các tù nhân, nhất là giúp các tù nhân vị thành niên tái hòa nhập cộng đồng.​



Sự hiện diện của các linh mục tuyên úy trong các nhà tù không còn là hình ảnh xa lạ tại các quốc gia tiến bộ trên khắp thế giới. Đơn cử vài trường hợp:​
  • Ở Ý, hiện có khoảng 200 tuyên úy nhà tù. Nhiệm vụ của họ là giúp cảm hóa các tù nhân và qua sự hiện diện, lời nói và việc làm, các tuyên úy giúp các tù nhân thấy Chúa cũng ở trong nhà tù với họ.​
  • Ở Tây Ban Nha, các tuyên úy nhà tù còn được chính phủ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các trại giam giúp các tù nhân tìm lại ý nghĩa của cuộc đời.​
  • Tại miền Bắc Việt Nam trước năm 1954, cũng như tại miền Nam trước năm 1975, nhà tù nào cũng có các tuyên úy, không chỉ tuyên úy Công giáo mà còn có các tuyên úy của Phật giáo. Các vị đã hỗ trợ rất nhiều trong việc cảm hóa các tù nhân, giúp giảm thiểu nguy cơ các phạm nhân tái vi phạm pháp luật, đồng thời giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.​
phailamgi_tuyenuy)01.jpg

Linh mục tuyên úy - Ảnh: tuscaloosanews

Ngoài ra, do hoàn cảnh chính trị, họ còn có thể đóng những vai trò khác.​
  • Báo Đứng Dậy số 72, ra ngày 15/9/1975, còn lưu lại câu chuyện về linh mục Anphongsô Phạm Gia Thụy, DCCT, cựu tuyên úy trại tù Côn Đảo, nơi giam giữ các tù nhân chính trị cộng sản, trong thời gian từ năm 1971 đến ngày 30/4/1975. Ngay trước ngày 30/4, lo sợ các tù nhân nổi dậy, người dân trên đảo đã bầu linh mục Phạm Gia Thụy làm Chủ tịch Ủy ban Cách mạng Hòa hợp Côn Đảo. Trong vai trò này, ngài đã thành công trong việc hóa giải mọi xung đột có thể dẫn tới đổ máu giữa các tù phạm cộng sản và các quản giáo Việt Nam Cộng Hòa vào đêm 30/4 rạng sáng ngày 1/5/1975. Nếu không có ngài, vào thời điểm đó, Côn Đảo sẽ chỉ còn là "đảo máu".​

Tiếc rằng, kể từ sau năm 1975, mọi ngành tuyên úy, trong đó có tuyên úy nhà tù chính thức bị giải tán. Các tù nhân bị "tước hết quyền công dân", trong đó có quyền tự do tôn giáo, tự do được chăm sóc về mặt thiêng liêng và tinh thần. Cho tới nay, rất ít – hầu như không có, nhà tù nào cho phép các linh mục làm mục vụ cho các tù nhân.

Trong khi đó, đối với người Công giáo, thăm viếng "kẻ tù rạc" là một trong bảy mối thương người và là mệnh lệnh của Tin mừng, vì chính Chúa đã đồng hóa mình với các tù nhân: "Ta ngồi tù, các người đến hỏi thăm" (Mt 25, 36).

tuyenuy_phailamgi_03.jpeg
Linh mục giải tội cho tù nhân trong tù. Nguồn ảnh: X.com

Hơn nữa, đối với Giáo hội Công giáo, phạm nhân vẫn là những con người có đầy đủ phẩm giá. Do đó, nhà nước:
"không được rút lại tình liên đới với những công dân bị tống giam. Án phạt không được hạ thấp phẩm giá và hạ nhục tù nhân. Mục đích của hình phạt là vãn hội và bảo vệ trật tự công cộng, thay đổi phạm nhân để họ trở nên tốt hơn, và là hình thức sửa sai. Giáo hội phản đối mọi hành động của chính quyền xem thường phẩm giá con người của phạm nhân… Ngoài ra, Giáo hội cũng tán thành việc giảm thời gian thi hành án cho các phạm nhân" (Docat #228).

Dù là phạm nhân, nhưng các tù nhân vẫn là những con người có đầy đủ phẩm giá và phải được tôn trọng, nhất là quyền tự do tôn giáo.

Các vị lãnh đạo các tôn giáo, mỗi khi "đối thoại với chính quyền" không nên chỉ "xin vài mảnh đất làm nhà thờ", mà phải đòi lại cho Giáo hội quyền được thăm viếng "các kẻ tù rạc" và các quyền lợi cho các phạm nhân, trong đó có quyền tự do tôn giáo, bởi vì con người, nhất là những người yếu thế mới là "con đường của Giáo hội"!

tuyenuy_phailamgi_02.jpeg
Một tuyên úy nhà tù trong một lần thăm phạm nhân. Nguồn ảnh: oursundayvisitor

Phải làm gì?

Docat 228: Chúng ta nên cư xử với những người vi phạm pháp luật ra sao?

Vì con người vẫn luôn luôn là một người có nhân phẩm, nên không được rút lại tình liên đới với những công dân bị tống giam. Án phạt không được hạ thấp phẩm giá và hạ nhục tù nhân. Mục đích của hình phạt là vãn hồi và bảo vệ trật tự công cộng, thay đổi phạm nhân để họ trở nên tốt hơn, và là hình thức sửa sai. Giáo Hội phản đối mọi hành động của chính quyền xem thường phẩm giá con người của phạm nhân, ví dụ, xử phạt không phù hợp với tội phạm, hoặc tra tấn tù nhân. Ngoài ra, Giáo Hội cũng tán thành việc giảm thời gian thi hành án cho các phạm nhân.​
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
35
Những vị tuyên uý (Công giáo và Phật giáo) giúp rất nhiều về tinh thần cho tù nhân và đó cũng là công việc khó và hi sinh nhiều của các vị ấy.
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097
chăm sóc đoàn chiên bình thường đã khó khăn rồi, huống hồ là những người gặp vấn đề về tinh thần (tù nhân, bệnh tật). Công việc cao cả mà cũng khó khăn
 
  • Like
Like: .
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
141
Chính xác, đây là điều rất được chú trọng trong các nước Phương Tây. Các nhà Tuyên Úy Nhà Tù đóng vai trò quan trọng góp phần tạo bầu khí an toàn và yêu thương tôn trọng nhân phẩm.
 
  • Love
Like: .

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên