Thành viên
Tham gia
9/9/24
Bài viết
12

Những hình ảnh về những ngôi nhà đổ nát, những con đường ngập chìm, những gương mặt khắc khổ vì mất mát sau cơn bão Yagi vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng ta. Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự kiện thiên tai, cơn bão đã gây ra thiệt hại ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng, hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, và hàng ngàn người bị thương. Cơn bão không chỉ cướp đi của người dân tài sản mà còn cướp đi cả những người thân yêu. Những gia đình mất đi người thân, những đứa trẻ mất đi mái nhà, những người già không còn nơi nương tựa... tất cả đều trở thành những vết thương lòng khó lành.​


phailamgi_Từ cơn bão Yagi, nghĩ về Bổ trợ và Liên đới_cv1.jpg

Ảnh: Duyên Giang

Ấm áp tình người​

Giữa những cảnh đêm tối tang thương ấy, tình người dường như vụt tỏa sáng. Hình ảnh những đoàn người tình nguyện không quản ngại khó khăn, vượt qua mưa gió để đến những vùng bị ảnh hưởng, mang theo lương thực, thuốc men, quần áo đã thật sự cảm động. Những lời kêu gọi chia sẻ có tổ chức cũng như tự phát liên tục được đưa ra trên mạng xã hội, hàng trăm tình nguyện viên và hàng triệu tấm lòng vàng đã chung tay quyên góp, ủng hộ không chỉ bằng tiền bạc mà còn bằng cả những lời động viên, an ủi. Trong cơn nguy khốn, tình nghĩa đồng bào được đánh thức. Cơn bão một lần nữa cho thấy, trong những lúc khó khăn, tình yêu thương của con người luôn là nguồn sức mạnh lớn lao.

phailamgi_Từ cơn bão Yagi, nghĩ về Bổ trợ và Liên đới_cv2.jpg
Ảnh: Duyên Giang

Cứu trợ: Vừa thừa vừa thiếu​

Thế nhưng, bên cạnh những tấm lòng vàng, chúng ta cũng không thể phủ nhận những hạn chế trong công tác cứu trợ. Trong khi nhiều nơi vẫn còn thiếu thốn lương thực, nước sạch, thuốc men, thì ở một số nơi khác lại có tình trạng dư thừa, đến nỗi các phóng viên đưa tin về cơn bão số 3 - cách gọi khác của bão Yagi -đã phải có bài viết “Đừng để phải cứu hàng cứu trợ!”. Đồ cứu trợ thường tập trung vào các nhu yếu phẩm thiết yếu như mì tôm, gạo, quần áo, nhưng lại thiếu những vật dụng cần thiết khác như đèn pin, thuốc men, dụng cụ vệ sinh cá nhân. Thậm chí, có những trường hợp đồ cứu trợ khi đến tay người dân đã bị hỏng hóc, không còn sử dụng được.

phailamgi_Từ cơn bão Yagi, nghĩ về Bổ trợ và Liên đới_1.jpg
Ảnh: Duyên Giang

Cần một bàn tay điều phối​

Vì sao lại có những tình trạng đáng tiếc như vậy? Thật rõ ràng, điều này là do chúng ta chưa có một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Việc thiếu sự điều phối, thiếu thông tin cập nhật đã dẫn đến tình trạng phân bổ nguồn lực không đồng đều. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa có những kế hoạch dài hạn để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, chưa chú trọng đến việc xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và sơ tán.

“Hằng năm, nước ta thường chịu ảnh hưởng của hàng chục cơn bão, áp thấp nhiệt đới, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... có sức tàn phá khủng khiếp. [...] Để không phải "cứu" hàng cứu trợ, tránh lãng phí nguồn lực, lãng phí cả... tình cảm của nhiều người - chuyện đã diễn ra ở một số nơi từ những mùa mưa lũ trước và có thể cả ở những mùa mưa lũ sau này, thì hoạt động cứu trợ cần phải được thực hiện một cách bài bản, hợp lý hơn.”

Đoạn trích nêu trên là phần kết luận của bài viết được nhắc đến ở trên. Nhưng cứu trợ như thế nào là “bài bản, hợp lý”?

Câu chuyện về vị Trưởng thôn Vàng Seo Chứ ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã đưa 115 người dân lên núi lánh nạn khi bão lũ ập đến là một minh chứng sinh động cho cách làm “bài bản, hợp lý” nói trên. Với tư cách trưởng thôn, anh Vàng Sao Chứ không chỉ thể hiện tinh thần tình yêu thương, sự quan tâm đến cộng đồng khi quyết định chia sẻ khó khăn với bà con, mà còn thể hiện trách nhiệm của một người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm khi đưa ra quyết định kịp thời. Hành động của ông là một hình mẫu về sự liên kết chặt chẽ giữa người đứng đầu và người dân. Đồng thời, việc ông tổ chức đưa dân lên núi lánh nạn cũng cho thấy sự cần thiết của việc phối hợp giữa các cá nhân, cộng đồng và chính quyền địa phương. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng này, 115 con người đã được cứu sống, vượt qua cơn bão lũ an toàn.

Tiếc thay, ví dụ nói trên chỉ là một trường hợp vô cùng hiếm hoi - và dường như cho đến nay vẫn là trường hợp duy nhất - trong cơn bão vừa qua. Nếu như ai cũng làm được như ông, thì có lẽ những thiệt hại về nhân mạng và tài sản của người dân trong cơn bão vừa qua đã được giảm đi đáng kể.

phailamgi_Từ cơn bão Yagi, nghĩ về Bổ trợ và Liên đới_2.jpg
Ảnh: Duyên Giang

Bổ trợ và liên đới trong hoạt động cứu trợ​

Qua Giáo huấn xã hội Công giáo, chúng ta đã được biết đến hai nguyên tắc bổ trợ và liên đới, như những nguyên tắc nền tảng cho mọi hoạt động xã hội. Nói vắn tắt, liên đới là sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân trong cộng đồng. Trong khi đó, bổ trợ là khi các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp cùng chung tay với các cấp có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề xã hội.

Những nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Trong công tác cứu trợ, nguyên tắc bổ trợ và liên đới đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Khi kết hợp được hai nguyên tắc này, chúng ta sẽ chắc chắn sẽ có được một kế hoạch bài bản, hợp lý với sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng.

Rất rõ ràng, bão Yagi cho ta thấy chỉ kêu gọi tình liên đới giữa các cá nhân thôi thì chưa đủ. Để đạt hiệu quả mong muốn, nguyên tắc bổ trợ cần phải được áp dụng cùng một lúc. Là những người Công giáo, chúng ta cần góp tay vào việc xây dựng một hệ thống quản lý có hiệu quả, nâng cao ý thức của mọi người về tầm quan trọng phải có sự hợp tác và phối hợp nhịp nhàng của nhiều thành phần, nhiều cấp bậc với nhau, từ đó mới có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề chung để cùng dựng xây đất nước chúng ta.​

Phải làm gì?​

Docat 103: Đối với người tín hữu, lý do sâu xa nhất để thực hành liên đới là gì?

Là tình liên đới của Đức Giêsu. Không ai thực hành tình liên đới cao cả hơn Đức Giêsu. Người được gửi đến như dấu hiệu sống động cho tình liên đới của Thiên Chúa với loài người, vì loài người không thể tự liên kết với Thiên Chúa. Con Thiên Chúa không chỉ công bố tình liên đới của mình với toàn thể loài người mà còn từ bỏ mạng sống vì chúng ta nữa. Sự tự hiến đến cùng này vì người khác thể hiện mức độ cao nhất của tình yêu và tình liên đới, và phải trở thành chuẩn mực cho hành động của các tín hữu Kitô giáo.​
 
"Ask, and it will be given to you" (Mt7,7)
Tham gia
1/9/24
Bài viết
66
Từ cơn bão Yagi, chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng về bổ trợ và liên đới yêu thương nhau ngoài ra 1 yếu tố quan trọng không kém đó là kiến thức khoa học, công nghệ.
Giả như, ở Việt Nam có các chuyên gia hàng đầu về phòng chống thiên tai, họ có thể dự báo được khả năng ảnh hưởng nặng nề sau khi bão đi qua. Có thể thấy, các cấp các ngành mới chỉ để ý tới cơn bão và đưa ra chỉ đạo phòng chống ban đầu khi bão đi qua Quảng Ninh và Hà Nội.. nhưng ảnh hưởng sau khi bão đi qua như lũ quét, sạt lở, ngập lụt thì hầu như không ai truyền thông cho người dân để có những giải pháp kịp thời.
Giả như, người dân có kiến thức khoa học, có cách làm khoa học hơn thì không đến nỗi hàng cứu trợ bị hư hỏng nặng, lãng phí, các sản phẩm thiết yếu không đến tận nơi người dân cần.
Hàng năm, nước ta luôn phải đối phó với hàng chục cơn bão, lũ quét, sạt lở...xảy ra đặc biệt là người dân miền trung. Sức mạnh của thiên nhiên vô cùng khủng khiếp và đáng sợ nhưng nếu như con người hiểu biết được quy luật, có kiến thức khoa học thì có thể hạn chế được phần nào những thiệt hại về người và của cải vật chất. Chính vì vậy, kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật cũng cần phải được chú trọng hơn.
 
Thành viên
Tham gia
9/9/24
Bài viết
12
Từ cơn bão Yagi, chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng về bổ trợ và liên đới yêu thương nhau ngoài ra 1 yếu tố quan trọng không kém đó là kiến thức khoa học, công nghệ.
Giả như, ở Việt Nam có các chuyên gia hàng đầu về phòng chống thiên tai, họ có thể dự báo được khả năng ảnh hưởng nặng nề sau khi bão đi qua. Có thể thấy, các cấp các ngành mới chỉ để ý tới cơn bão và đưa ra chỉ đạo phòng chống ban đầu khi bão đi qua Quảng Ninh và Hà Nội.. nhưng ảnh hưởng sau khi bão đi qua như lũ quét, sạt lở, ngập lụt thì hầu như không ai truyền thông cho người dân để có những giải pháp kịp thời.
Giả như, người dân có kiến thức khoa học, có cách làm khoa học hơn thì không đến nỗi hàng cứu trợ bị hư hỏng nặng, lãng phí, các sản phẩm thiết yếu không đến tận nơi người dân cần.
Hàng năm, nước ta luôn phải đối phó với hàng chục cơn bão, lũ quét, sạt lở...xảy ra đặc biệt là người dân miền trung. Sức mạnh của thiên nhiên vô cùng khủng khiếp và đáng sợ nhưng nếu như con người hiểu biết được quy luật, có kiến thức khoa học thì có thể hạn chế được phần nào những thiệt hại về người và của cải vật chất. Chính vì vậy, kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật cũng cần phải được chú trọng hơn.
Rất đồng ý với bạn.

Có thể hiểu như thế này chăng: Chúa ban cho con người lý trí để hiểu biết và chinh phục thiên nhiên, và khoa học kỹ thuật nếu được sử dụng đúng (tức là dựa trên các nguyên tắc Công ích, nhân phẩm, bổ trợ, liên đới), thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang thực hiện lời Chúa phán trong Sáng Thế Ký (chương 1, câu 29):
----------
Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
 
"Ask, and it will be given to you" (Mt7,7)
Tham gia
1/9/24
Bài viết
66
Rất đồng ý với bạn.

Có thể hiểu như thế này chăng: Chúa ban cho con người lý trí để hiểu biết và chinh phục thiên nhiên, và khoa học kỹ thuật nếu được sử dụng đúng (tức là dựa trên các nguyên tắc Công ích, nhân phẩm, bổ trợ, liên đới), thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang thực hiện lời Chúa phán trong Sáng Thế Ký (chương 1, câu 29):
----------
Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
Cho nên khoa học, đức tin và lý tính luôn luôn bổ trợ cho nhau.
Nếu có khoa học nhưng thiếu đạo đức thì sẽ tạo ra những thảm họa.
Còn có đạo đức nhưng thiếu khoa học thì công việc trở nên khó khăn.
Có đức tin mà thiếu lý tính thì con người dễ trở nên mù quáng và mê tín.
 
Thành viên
Tham gia
9/9/24
Bài viết
12
Cho nên khoa học, đức tin và lý tính luôn luôn bổ trợ cho nhau.
Nếu có khoa học nhưng thiếu đạo đức thì sẽ tạo ra những thảm họa.
Còn có đạo đức nhưng thiếu khoa học thì công việc trở nên khó khăn.
Có đức tin mà thiếu lý tính thì con người dễ trở nên mù quáng và mê tín.
Đúng lắm. Có lẽ cần có ai viết bài về Đức tin, Lý trí và Khoa học chăng?
 
"Ask, and it will be given to you" (Mt7,7)
Tham gia
1/9/24
Bài viết
66
Rất ủng hộ. Đức Tin, Khoa Học và Lý Trí luôn gây ra tranh cãi nhưng cả 3 đều có chung 1 nguồn gốc
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
37
Còn một khía cạnh khác cũng liên quan đến việc cứu nạn và trợ giúp sau thiên tai. Đó là nguyên tắc công ích.

Ở các nước châu Âu, nhất là Mỹ, nơi có nhiều động đất, bão lớn thì khi có thiên tai, thường người ta thấy hình ảnh của quân đội (địa phương và vệ binh quốc gia) và đội cứu hỏa có mặt ngay với các trang bị cứu nạn chuyên nghiệp, với những người lính xông pha trong vùng nước, lửa.

Ở Việt Nam, không hiểu sao, thời gian qua cả báo chí nhà nước cũng đưa tin rất ít về các hoạt động cứu nạn, và trợ giúp sau thiên tai của quân đội. Có chăng thì họ xuất hiện sau đó, làm cầu nổi, sửa đường… Ngày 6/9 bão Yagi đổ bộ vào vịnh bắc bộ, đến 8, 9/9 thì bão ở mức cao điểm lên đến Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái. Mãi đến ngày 11/9, theo thông tin của https://baochinhphu.vn/, thì bộ quốc phong mới điều 4 trực thăng đi cứu hộ. Quá muộn, quá ít trực thăng, phương tiện… Có những hình ảnh cho thấy trang bị của đội cứu hộ này khá ít, thủ công.

Với hơn nửa triệu quân và khoảng 5 triệu quân dự bị, thiết nghĩ, chính phủ, bộ quốc phòng nên có chủ trương đặc biệt về việc cứu nạn, cứu hộ và giúp dân xây dựng lại cuộc sống. Trong thời gian tới, khả năng lớn là thiên tai, lụt lội xảy ra nhiều hơn, trong những chu kỳ ngắn hơn trước.
 

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên