Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,097
- Chủ đề Author
- #1
“Suy đoán vô tội” không chỉ là nguyên tắc cơ bản của quá trình tố tụng hình sự, mà còn cần được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, để tránh những lời vu khống, bịa đặt, gây nên những bất công, tổn thương tới người khác.
Ảnh: Kenba/nanamcom.co.kr
Trong Công ước quốc tế và quyền chính trị và dân sự và Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc đều khẳng định, bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự, do pháo luật quy định bằng phiên toàn xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó.
Nguyên tắc này cũng được luật hóa trong pháp luật Việt Nam, nằm tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, quy định thêm: “Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
Tuy nhiên, hiện nay, nguyên tắc suy đoán vô tội đang bị phớt lờ một cách vô căn cứ, gián tiếp tạo nên những vụ án oan sai. Điển hình như vụ án của tử tù Lê Văn Mạnh, bị tòa kết án tử hình về hành vi “Hiếp dâm và giết người”, mặc dù có rất nhiều dấu hiệu oan sai được chỉ ra rõ ràng.
Cụ thể, tòa án đã kết luận có tội với Lê Văn Mạnh chỉ với một chiếc quần rách cách chỗ thi thể nạn nhân một đoạn không xa. Đồng thời, việc nạn nhân bị xâm hại và có tinh trùng bên trong lại không xác định được tinh trùng đó có phải là của Mạnh hay không. Tất cả chứng cứ đều thiếu căn cứ rõ ràng để xác định Lê Văn Mạnh có phải là hung thủ hay không. Mà dựa theo nguyên tắc suy đoán vô tội, trong trường hợp này, Mạnh phải được tuyên vô tội.
Nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ giúp hoạt động chứng minh được thực hiện đúng pháp luật, mà còn nhắm tránh những bất công, oan ức mà người ta phải chịu bởi những lời vu khống, bịa đặt vô căn cứ, phù hợp với những yêu cầu về phẩm giá con người.
Không chỉ dừng lại trong khuôn khổ của quá trình tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội cần được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông, diễn đàn, mạng xã hội,…
Báo chí là nơi mà người ta dễ dàng thấy được những vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, qua việc đưa tin thiếu chính xác của vụ án. Nhiều bài báo hiện nay đang tự mình thay thế việc kết tội của một tòa án, bằng cách kết luận hành vi phạm tội một cách nhanh chóng và thiếu căn cứ. Ví dụ như bài báo có tựa đề “Hung thủ sát hại tân sinh viên sa lưới” đăng tải trên báo VnExpress, mặc dù nghi phạm mới chỉ đang bị cơ quan công an tạm giữ trong quá trình điều tra về hành vi phạm tội, nhưng tác giả đã vội vàng kết luận nghi phạm là “hung thủ giết người”, trong khi chưa có kết luận chính thức từ tòa án.
Bên cạnh đó, với việc các diễn đàn, mạng xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay, lượng thông tin trên đó là vô cùng đa dạng và phong phú, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. Người ta dễ dàng “hùa” nhau để kết tội một người chỉ vì bài đăng của một cá nhân nào đó, đồng thời chia sẻ, phát tán để nhiều người cũng vô tình hùa theo những hành vi xấu đó, gây nên những hậu quả tiêu cực cho nạn nhân và đời sống xã hội.
Chính vì thế, nguyên tắc suy đoán vô tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ phẩm giá con người, đảm bảo sự thật, dân chủ trong quá trình tố tụng hình sự cũng như trong đời sống xã hội, cần được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, nhằm tạo nên một xã hội văn minh, nền tư pháp công bằng và nhân đạo.
Chỉnh sửa lần cuối: