Ai mang cô đơn đi?

Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
97
Mấy bữa nay nghe được câu này trong bài hát thấy nó hay hay. Nhưng ngẫm lại thấy tại sao phải mang cô đơn đi. Cái sự cô đơn giúp người ta tạo nên được những tác phẩm để đời. Có mấy ai dám thể hiện khi mà lòng mình bị người khác nhìn thấu hết. Ít ra khi cảm thấy cô đơn là còn cảm thấy mình có chút gì đặc biệt, một chút bí ẩn mà chỉ mình mới hiểu, từ đó mới thấy chỉ có mình mới thể hiện những gì đang chất chứa trong lòng mình.

Sau này có người yêu chắc mình cũng không mong bị mang hết cô đơn đi hay mình sẽ mang hết sự cô đơn của cô ấy đi. Để rồi trở thành 2 người cô đơn trong thế giới riêng cùng bước đi trong cái thế giới hỗn độn này.

EGjxpiIUwAASn6Q.jpg
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
431
Chào bạn,
Cô đơn là một phần tất yếu của cuộc sống dù mỗi người chúng ta có thích cảm giác này hay không. Cảm giác cô đơn, trống rỗng không chỉ đến khi chúng ta ở một mình mà chúng còn đến ngay cả khi ta ở giữa đám đông. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu bẩm sinh là mong muốn kết nối với người khác. Khi điều này không được đáp ứng chúng ta có thể cảm giác đơn độc nhưng thực tế đó là những cảm xúc tâm lý khi chúng ta thiếu đi sự kết nối chứ không phải là thiếu đi người bên cạnh, và chúng ta không cô đơn như mình tưởng.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng giữa “cô đơn tự nguyện” và “cô đơn bắt buộc”. "Cô đơn tự nguyện" là rút mình vào chỗ thinh lặng, thích ở yên một mình để suy gẫm về cuộc sống, giống như đi tĩnh tâm vậy. Còn "cô đơn bắt buộc" là tình trạng bị buộc phải sống một mình, tách biệt với thế giới, thiếu giao tiếp, như hồi dịch Covid vậy. Ở mãi trong tình trạng bắt buộc sẽ rất nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe tình thần, dẫn tới trầm cảm.
Chúc bạn vui.​
 

Đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng: Vị Giám mục không ngai, không một lần dâng lễ đại trào | Phải làm gì? | Trong lịch sử Giáo hội Việt Nam thế kỷ 20, bên cạnh những vị mục tử được mọi người biết đến, còn có những vị mục tử, vì hoàn cảnh đã phải chịu chức cách bí mật (in pectore), không mũ, không gậy, không một lần dâng lễ đại trào. Đức Giám mục Đa Minh Đinh Huy Quảng, Giám mục Phó Giáo phận Bắc Ninh là một vị mục tử như vậy. Người ta chỉ biết được ngài là Giám mục vào năm 2007, sau khi qua đời 15 năm.

5:131,696 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên