- Chủ đề Author
- #1
Mùa chay lại về!
Nói tới Mùa chay là nói tới ăn chay – kiêng thịt. Chuyện tưởng dễ, nhưng chẳng dễ chút nào!
Ảnh: phailamgi.com
Ăn chay là một thực hành phổ biến trong hầu hết các tôn giáo. Tuy nhiên, cách thức, thời gian và mục đích của việc ăn chay trong các tôn giáo lại rất khác nhau.
Các tín đồ Phật giáo thường ăn chay trường. Mục đích là nhằm tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, bằng cách tu tập không sát sinh, biết thương yêu người đồng loại và ngay cả các loài vật khác.
Anh em Hồi Giáo có tháng chay Ramadan (thường vào tháng 9). Mục đích là để chế ngự những ham muốn tầm thường, làm chủ bản thân, thăng tiến tinh thần.
Các tín đồ Phật giáo thường ăn chay trường. Mục đích là nhằm tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, bằng cách tu tập không sát sinh, biết thương yêu người đồng loại và ngay cả các loài vật khác.
Anh em Hồi Giáo có tháng chay Ramadan (thường vào tháng 9). Mục đích là để chế ngự những ham muốn tầm thường, làm chủ bản thân, thăng tiến tinh thần.
Ảnh: phailamgi.com
Việc ăn chay trong Công giáo có từ sớm. Ban đầu là một thực hành hoàn toàn có tính tự nguyện, lâu dần thành thói quen, sau đó trở thành luật buộc và được ấn định vào Mùa chay.
Giáo luật hiện hành dành các điều từ 1249 đến 1253 để nói về việc sám hối và ăn chay. Ngày nay, việc ăn chay - kiêng thịt đã được nới rộng. Các tín hữu Công giáo chỉ còn bị buộc phải giữ chay hai ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuẩn Thánh.
Mục đích của việc ăn chay là để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá vì yêu thương và vì phẫn rồi đời đời cho con người.
Giáo luật hiện hành dành các điều từ 1249 đến 1253 để nói về việc sám hối và ăn chay. Ngày nay, việc ăn chay - kiêng thịt đã được nới rộng. Các tín hữu Công giáo chỉ còn bị buộc phải giữ chay hai ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuẩn Thánh.
Mục đích của việc ăn chay là để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá vì yêu thương và vì phẫn rồi đời đời cho con người.
Ảnh: phailamgi.com
Tuy nhiên, cần phải nhớ, việc ăn chay trong Công giáo được thực hành trong Mùa chay, với tinh thần sám hối, thì luôn kèm theo với hai thực hành khác là cầu nguyện và bố thí (làm việc bác ái).
Thiếu sám hối cùng với hai thực hành này, việc ăn chay trở nên vô nghĩa. Ngôn sứ Isaia, được Chúa cho biết cách thực hành ăn chay đẹp lòng Chúa là:
Thiếu sám hối cùng với hai thực hành này, việc ăn chay trở nên vô nghĩa. Ngôn sứ Isaia, được Chúa cho biết cách thực hành ăn chay đẹp lòng Chúa là:
"mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm... là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?”
(Is 58, 6-7).
Đức thánh cha Phanxicô trong Sứ Điệp Mùa Chay năm 2024, với chủ đề: "Xuyên qua Sa mạc, Thiên Chúa dẫn chúng ta tới tự do" đã kêu gọi mọi tín hữu Công giáo, trong Mùa chay, phải nhận diện ra được các Pharaon thời đại, các ngẫu tượng đang xiềng xích trói buộc cá nhân mỗi con người và trói buộc toàn thể xã hội, can đảm hành động, làm một cuộc xuất hành, chiến đấu với các thế lực sự dữ, các hệ thống chính trị kinh tế xiềng xích con người, để "cùng Chúa tiến về miền đất tự do".
Ảnh: phailamgi.com
Tưởng dễ mà không dễ
Như vậy, cốt lõi của việc ăn chay của người Công giáo không hệ tại ở việc khổ chế bên ngoài, mà là tinh thần sám hối tội lỗi, yêu thương, tôn trọng công lý, là tháo "xích xiềng đang đè lên chính mình và anh chị em của mình."
Do đó, đây là một thực hành không dễ chút nào và là một thách đố đòi một sự can đảm vượt thắng chính mình, ngay cả với việc thực hành khổ chế bên ngoài.
Trong thực tế, đã có không ít trường hợp phải chờ cho tới sau 12 giờ đêm tối thứ Tư lễ Tro để ăn cho đỡ đói hoặc ngày thứ Sáu Tuần Thánh, lúc đi làm đồng bắt được con rắn, làm thịt để sẵn sau nửa đêm, mời bạn tới nhậu bù.
Đó là chưa kể bao mùa chay qua đi, việc giữ chay chỉ là hình thức. Chẳng mấy ai chọn đi con đường của Chúa, con đường xuất hành, ra khỏi chính mình, cùng với các anh chị em đau khổ, đang bị xiềng xích bởi bất công, cùng nhau "xuyên qua sa mạc để đến vùng đất tự do".
Do đó, đây là một thực hành không dễ chút nào và là một thách đố đòi một sự can đảm vượt thắng chính mình, ngay cả với việc thực hành khổ chế bên ngoài.
Trong thực tế, đã có không ít trường hợp phải chờ cho tới sau 12 giờ đêm tối thứ Tư lễ Tro để ăn cho đỡ đói hoặc ngày thứ Sáu Tuần Thánh, lúc đi làm đồng bắt được con rắn, làm thịt để sẵn sau nửa đêm, mời bạn tới nhậu bù.
Đó là chưa kể bao mùa chay qua đi, việc giữ chay chỉ là hình thức. Chẳng mấy ai chọn đi con đường của Chúa, con đường xuất hành, ra khỏi chính mình, cùng với các anh chị em đau khổ, đang bị xiềng xích bởi bất công, cùng nhau "xuyên qua sa mạc để đến vùng đất tự do".
Ảnh: phailamgi.com
Kết luận
Mùa chay nữa lại về! Câu hỏi Chúa hỏi ông A-đam: 'Ngươi ở đâu?" (St 3,9) và Ca-in: "Em ngươi đâu?" (St 4,9), giờ đây trở nên cấp bách hơn bao giờ hết (Đức Giáo hoàng Phanxicô, Sứ Điệp Mùa chay 2024), trong các xã hội ngày nay.
Mùa chay năm nay, chúng ta có để cho "tiếng kêu của rất nhiều anh chị em bị áp bức vang thấu trời... quấy rầy và động lòng chúng ta không?"
Mùa chay năm nay, chúng ta có để cho "tiếng kêu của rất nhiều anh chị em bị áp bức vang thấu trời... quấy rầy và động lòng chúng ta không?"
Ảnh: phailamgi.com
Docat 169: Tôi nên làm gì trước cảnh nghèo của tha nhân?
Vì Đức Chúa thương yêu từng con người “đến nỗi chết trên thập tự”, nên các Kitô hữu nhìn đồng loại theo cách mới. Ngay cả nơi người nghèo nhất, họ cũng nhận ra Đức Kitô, Chúa của họ. Do đó, các Kitô hữu được thúc bách cách sâu xa phải làm mọi thứ có thể để giảm nhẹ nỗi đau của người khác. Khi làm thế, họ nhận → “Mười bốn mối thương người” làm kim chỉ nam cho mình. Người ta có thể giúp đỡ trực tiếp giữa người này với người khác. Nhưng cũng có thể gián tiếp qua các khoản đóng góp, để giúp người nghèo sống sót và sống đúng với phẩm giá. Tuy nhiên, việc quan trọng hơn nhiều, là giúp đỡ để có thể tạo điều kiện cho người nghèo tự giải phóng chính mình khỏi cái nghèo, ví dụ, bằng cách tìm việc làm, hay trao cho người đó một nền học vấn vững chắc hơn. Khi làm thế, đừng để ai cảm thấy việc bác ái trở thành gánh nặng, nhưng cũng đừng có ai tự thấy mình dễ dàng được miễn trừ công tác bác ái này. Doanh nhân góp phần đáng kể trong cuộc chiến chống lại đói nghèo bằng cách tạo ra công việc làm và điều kiện làm việc nhân đạo