Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
765

Khi thấy một vấn đề nào đó, không ít người thường than trách. Sao họ không làm? Cái việc cần làm thì không làm, toàn làm cái thứ đâu đâu.​


phailamgi_sao không ai làm gì_cover.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Thất nghiệp tràn lan, sao nhà nước không tạo ra công ăn việc làm?

Trẻ em không có sách đọc, sao xã hội không ai thành lập tủ sách cho các em?

Bao nhiêu người đang đói ăn, sao nhà giàu không ai làm từ thiện?

Lúa chín đầy đồng, sao không ai ra gặt, các cha chả thấy đi truyền giáo gì cả?

Giáo xứ không ai đánh đàn, sao cha xứ không dạy?

Thiếu nhi muốn học giáo lý, sao không ai tham gia ban giáo lý để dạy các em?

Nhà cửa bừa bộn, sao không ai dọn?



Có rất nhiều lúc ta thường hay đặt câu hỏi, bao nhiêu vấn đề xảy ra, sao không ai làm gì vậy? Họ phải có trách nhiệm làm gì chứ? Nhưng khi ta được mời gọi tham gia để thực hiện đúng bổn phận của mình thì ta lại nói “tôi bận rồi, nhà bao việc”. Mà việc ở nhà cũng chả làm luôn. Và chính bạn cũng đang bị người khác nói là sao không làm? Thật dễ dàng khi trách người khác không làm, nhưng đôi khi chính bổn phận của mình mà mình cũng chẳng muốn làm.

phailamgi_sao không ai làm gì_cover 2.jpg

Ảnh: phailamgi.com

Thật không may khi chúng ta phải lớn lên trong một môi trường không mấy lý tưởng, thiếu sự chỉ dẫn và hướng dẫn. Tuy nhiên, chính trong những hoàn cảnh khó khăn và trắc trở như vậy, nhu cầu về hành động và sự tham gia của mỗi cá nhân lại càng trở nên cấp thiết. Thay vì chờ đợi người khác can thiệp, mỗi chúng ta cần tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tạo nên sự thay đổi. Bởi lẽ, nếu ai đều trông chờ vào sự đóng góp từ người khác, cuối cùng sẽ không có “ai” đứng ra để thay đổi tình hình. Hành động, dù là nhỏ nhất, của một cá nhân có khả năng trở thành tia sáng le lói khích lệ người khác hành động, và từ đó, những bước tiến nhỏ bé này có thể liên kết với nhau tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ và lớn lao hơn.​

Phải Làm Gì?
Docat 316: Tôi có thể làm gì để không lẻ loi khi dấn thân vào xã hội?

Tại nhiều nước, người quyết định sống với Đức Giêsu và trong Giáo Hội có nguy cơ phải đi con đường cô độc, bị hiểu lầm. Những lời dối trá của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa khoái lạc mê hoặc thế giới và dẫn dắt nhiều người đi lạc vào đời sống ảo tưởng và những niềm vui hời hợt. Đây là lý do tại sao ta cần “Giáo Hội trong mô hình thu nhỏ”, đó là các nhóm nòng cốt, các hội thánh tại gia, các buổi họp mặt cầu nguyện, “các tế bào nhỏ”, các nhóm thảo luận Kinh Thánh, các cộng đồng đạo đức, các nhóm học hỏi, v.v. Trong một cộng đồng nhỏ, thân thiện, những người Kitô hữu trẻ có thể giúp nhau củng cố đức tin. Họ có thể cùng nhau cầu nguyện, tìm kiếm ý Thiên Chúa, tạo các nhóm quan tâm học hỏi thêm về đức tin, làm quen với giáo huấn của Giáo Hội, và thậm chí dành nhiều giờ rảnh bên nhau. Nơi nào chưa có các nhóm như thế thì phải thành lập, ngay cả khi chỉ có hai, ba thành viên ban đầu. Điều quan trọng là các nhóm này cần phải gắn kết vào cộng đồng giáo xứ cụ thể tại địa phương, bằng cách cùng nhau thường xuyên cử hành Thánh Thể.​
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên