Cảm nhận về trải nghiệm được gọi là "thầy": Sức hấp dẫn và lời cảnh tỉnh

5.00 star(s) 2 Votes
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
209

Mùa hè này, tôi có dịp ra một hòn đảo nhỏ, làm tình nguyện viên dạy giáo lý cho các em thiếu nhi. Lần đầu tiên trong đời, các em gọi tôi là “thầy” và xưng “con” – một điều mà trước đây khi đi “mùa hè xanh” tôi chưa từng trải qua. Trước đó, các em chỉ gọi tôi là “anh” xưng "em". Nhưng khi nghe tiếng gọi “thầy” từ những giọng nói non nớt ấy, đôi khi là cả những em lớn lớn, tôi thấy trong lòng mình dấy lên một cảm giác đặc biệt, pha lẫn giữa sự tự hào và một chút quyền lực.​


phailamgi_cảm giác khi được gọi là thầy_cv.jpg



Thực lòng mà nói, cảm giác ấy ban đầu rất lạ lẫm, nhưng đồng thời cũng thật cuốn hút. Tôi nhận ra rằng, khi được người khác kính trọng, gọi bằng một danh xưng trang trọng như vậy, con người rất dễ cảm thấy mình trở nên đặc biệt và quan trọng hơn. Và sự cuốn hút của quyền lực lúc ấy dễ dàng len lỏi, khiến tôi nhận ra vì sao nó lại có sức mê hoặc đến thế. Đó là sự hấp dẫn ngọt ngào, nhưng cũng đầy rủi ro.

Quyền lực, dù chỉ là trong một vai trò nhỏ bé của “người thầy” trước các em thiếu nhi, có thể dễ dàng làm cho một người quên đi mục đích thật sự của mình. Nếu không cẩn thận, sự tôn kính ấy sẽ khiến ta tự mãn, dẫn đến việc coi vai trò của mình như một cách để thể hiện và khẳng định bản thân, thay vì để phục vụ. Trong khoảnh khắc đó, tôi thấy mình cần phải tự nhắc nhở: làm “thầy” không phải để nắm giữ quyền lực, mà là để dùng quyền ấy trong tình yêu thương, trách nhiệm, và sự khiêm nhường.

Những lúc suy ngẫm về vai trò của mình, tôi nhớ đến lời Chúa Giêsu dạy: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em” (Mc 10,43). Điều này càng thôi thúc tôi phải cẩn trọng, để không biến quyền lực nhỏ nhoi ấy thành sự cám dỗ làm lu mờ mục đích cao đẹp của việc dạy giáo lý. Được gọi là “thầy” chính là một lời nhắc nhở để sống có trách nhiệm, để trở thành mẫu gương cho các em, và để sử dụng vị trí ấy không phải cho bản thân, mà là vì sự phát triển và niềm tin của các em.

Trải nghiệm này đã giúp tôi hiểu rõ hơn rằng, nếu không tỉnh thức và khiêm nhường, quyền lực có thể trở thành cái bẫy khiến con người lạc lối. Nhưng nếu biết dùng quyền ấy đúng đắn, nó sẽ trở thành động lực để làm gương và nâng đỡ người khác. Được làm “thầy” chính là một món quà, nhưng cũng là một thử thách để tôi phải biết sống đúng với lòng khiêm nhường và tình yêu mà Chúa đã dạy.
(Nhật ký mùa hè)

Phải Làm Gì?

Khi quyền hành nhân loại vượt quá giới hạn Chúa muốn, quyền hành ấy tự biến mình thành một loại thần thánh và đòi con người phải tùng phục tuyệt đối; nó trở nên giống như Con Thú trong sách Khải Huyền, một hình ảnh biểu thị quyền lực của nhà vua bách hại, “khát máu các thánh và các vị tử đạo của Đức Giêsu” (Kh 17,6). Con Thú ấy được một “tiên tri giả” phục dịch (Kh 19,20), và người này dùng những dấu lạ hấp dẫn để lôi kéo dân chúng thờ lạy Con Thú. Thị kiến này là một dấu hiệu mang tính tiên tri về các cạm bẫy Satan dùng để điều khiển con người, lén lút đi vào tâm trí con người bằng những sự phỉnh phờ dối trá. Nhưng Đức Kitô là Chiên Con Vinh Thắng, đã đi sâu vào dòng lịch sử nhân loại để khuất phục mọi quyền năng có thể biến Con Thú thành tuyệt đối. Trước quyền hành ấy, thánh Gioan đề nghị sử dụng cách kháng cự của các vị tử đạo; và bằng cách đó, các Kitô hữu minh chứng được rằng những quyền hành hủ bại và độc địa của Satan đều bị đánh bại vì từ nay những quyền hành ấy không còn thế giá nào trên họ nữa. (TLHTXH, 382)​
 

Đối thoại liên tôn trong gia đình, ba đạo Cao Đài, mẹ đạo Phật, con là một linh mục

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên