Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,079
- Chủ đề Author
- #1
Xã hội ngày nay thường có xu hướng tung hô những giá trị mà nó đang thiếu trầm trọng. Điều này không chỉ phản ánh sự thiếu hụt và loạn các giá trị, mà còn là nỗ lực của con người để tìm kiếm và nhắc nhở bản thân về những giá trị đó. Đức Tin Ki-tô giáo có liên quan gì trong bối cảnh xã hội này?
Một hành động bình thường của bất cứ ai có lương tri nhưng được ca ngợi bởi truyền thông. Ảnh. Báo Vietnamnet
Thực tế cho thấy, khi một xã hội liên tục nhấn mạnh và ca ngợi một giá trị nào đó, điều đó thường phản ánh sự khát khao và mong muốn bù đắp cho sự thiếu vắng của giá trị ấy trong thực tế.
Ví dụ, khi xã hội liên tục ca ngợi sự trung thực, điều đó có thể ám chỉ rằng sự trung thực đang thiếu hụt trong các mối quan hệ xã hội và hoạt động kinh tế. Trong một môi trường mà gian lận và dối trá phổ biến, việc nhấn mạnh và tôn vinh trung thực không chỉ là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của nó mà còn là một lời kêu gọi hành động để thay đổi hiện trạng.
Việc tung hô những giá trị đang thiếu có thể được coi là một phản ứng tự nhiên của xã hội trước những mối đe dọa và khủng hoảng. Khi xã hội cảm thấy bị đe dọa bởi những thay đổi tiêu cực, nó thường tìm kiếm sự an ủi và định hướng từ những giá trị cốt lõi.
Ảnh: gcfdn.org
Trong bối cảnh này, Đức tin Ki-tô giáo có vai trò rất quan trọng. Một Đức tin sống động định hình và thâm nhập văn hóa từ bên trong. Điều này làm mới các tập tục và cách cư xử trong xã hội, như một cách “hội nhập văn hóa” (x. TLHT #532)
Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo đóng góp một phần quan trọng trong nỗ lực này, bằng cách khẳng định những điều tốt đẹp, đưa ra những giá trị đúng đắn theo tinh thần Phúc Âm và lên án, cố gắng làm sạch những yếu tố tội lỗi, sai lạc trong xã hội. (x. ibid.)
Mọi Ki-tô hữu và toàn thể dân Thiên Chúa đều có một vai trò trong sứ mệnh của Giáo hội. Với tư cách là thành viên được thánh tẩy để đón nhận Đức tin, việc chia sẻ món quà đức tin với những người khác là vinh dự và bổn phận của chúng ta, mà không để cho ai khác làm.
Tất cả các Ki-tô hữu cũng được kêu gọi để thực hiện các công việc mục vụ trong lĩnh vực xã hội, trở thành chủ thể tích cực trong việc khám phá sự thật, làm chứng cho sự thật bằng lời nói và hành động. (ibid. #525)
Phải làm gì?
Docat 309: Bước đầu tiên để tiến đến việc tham gia xã hội dựa trên đức tin là gì?
Không có gì thúc đẩy sâu sắc hơn tình yêu. Một người đang yêu có thể thực hiện được những công trình lớn lao và đi được những con đường dài. Vì vậy, bước đi đầu tiên luôn luôn là để xây dựng một mối quan hệ cá nhân sâu xa với Đức Giêsu (“Những gì Trái tim Chúa Giêsu muốn, tôi sẽ làm”, Charles de Foucauld), để phát triển một tình yêu sâu đậm hơn dành cho Giáo Hội và để sống dấn thân trong xã hội. Điều này thúc đẩy người Kitô hữu không bỏ sót ai, ngay cả “những người nhỏ bé nhất” mà Đức Kitô quan tâm đặc biệt. Điều này thúc đẩy người Kitô hữu làm chứng cho đức tin của mình ngay cả trong một môi trường rõ ràng là thù nghịch với đức tin. Điều này còn thúc đẩy người Kitô hữu chọn một lối sống khác: hiếu khách, hoà giải và bình an. Điều này cũng thúc đẩy người Kitô hữu, nếu cần, thậm chí hiến dâng mạng sống mình, khi sự thật và công lý đòi hỏi.