Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097

Mùa chay, các tín hữu được mời gọi ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái, "dừng lại trong cầu nguyện, để đón nhận Lời Chúa, và dừng lại như người Samaria, trước sự hiện diện của người anh em bị thương tích." (Sứ điệp mùa chay 2024 - ĐGH Phanxicô).​


Một hành động bác ái hữu hiệu chính là dấn thân cho người nghèo, hãy học và thực hành theo cách dấn thân sau:​
  • Con đừng nghĩ dấn thân là lao mình vào những hoạt động hăng say náo nhiệt. Con hãy hiểu nghĩa dấn thân sâu hơn: "Theo gương Chúa, yêu thương đến mức độ quên mình hoàn toàn vì người khác, hiến mình hoàn toàn, hiến mình nhưng không, để hiệp nhất với kẻ khác, hầu họ được phong phú và công việc Chúa nơi họ được thành công. (Đường Hy Vọng #605).
  • Con người chỉ giống hình ảnh Chúa khi hiến mình liên lỉ, như mỗi Ngôi trong Thiên Chúa là: Hoàn toàn hiến dâng, Hoàn toàn tương quan, Hoàn toàn yêu thương. (Đường Hy Vọng #606).
  • Sống đức tin, con sẽ nhìn với đôi mắt Chúa Giêsu, con sẽ thấy kích thước đời đời trong các biến cố (Đường Hy Vọng #628).
phailamgi_cv1.jpg

Ảnh: lalucedimaria.it

Ngày nay trên thế giới, hầu hết mọi người đều nghe tiếng và hết lòng khâm phục mến yêu mẹ Têrêxa thành Calcutta. Từ thuở thiếu thời, bà đã quen sống trong nếp sống văn minh vật chất, đầy đủ tiện nghi; nhưng trước lời mời gọi thầm kín và mãnh liệt của Chúa bà đã đi đến một quyết định thật táo bạo: từ bỏ tất cả, lột xác toàn diện để dấn thân theo Chúa.

Sau khi đã suy nghĩ và cầu nguyện, Têrêxa rời bỏ quê hương, trẩy sang Ấn Độ, một nước đông dân vào bậc nhất thế giới và cũng là quốc gia có từng triệu người chết đói hàng năm. Tại đây, Têrêxa ra sức tìm hiểu tập tục, học hỏi ngôn ngữ xứ Ấn Độ, và sau một thời gian ngắn, bà nhập tịch trở thành một người dân Ấn Độ thực sự. Rồi suốt những tháng năm sống trong bức tường của Tu viện, ngày ngày đôi mắt Têrêxa vẫn chọc thủng bức tường để nhìn ra xã hội bên ngoài: bà đã chứng kiến tận mắt hàng trăm người chết đói, hàng ngàn kẻ hấp hối nằm lăn lóc trên các ngã đường của đô thị. Dưới ánh sáng soi dẫn của Chúa Thánh Thần và được ngọn lửa tình yêu thúc đẩy, bà đã mạnh dạn xin phép bề trên rời bỏ tu viện để ra sống giữa khu xóm lao động nghèo nàn: ăn mặc như người nghèo, lao động vất vả như người nghèo, hoàn toàn giống như mọi người để làm chứng nhân đích thực cho đức ái trọn hảo.

Và đức bác ái thì truyền nhiễm. Gương sáng của Têrêxa đã thu hút được nhiều thiếu nữ Ấn độ. Vì thế, sau một thời gian thử luyện, bà đã thành lập một dòng cho các chị em muốn theo lý tưởng sống khó nghèo và phục vụ giai cấp nghèo. Ngày nay dòng của mẹ Têrêxa mọc lên tại nhiều nơi trên thế giới.​

phailamgi_cv2.jpg

Ảnh: cristianismoenlinea.com

Chứng tích khiêm nhường âm thầm và bác ái sinh động của mẹ Têrêxa đã lôi cuốn được hầu hết người dân xứ Ấn. Cửa nhà của mẹ luôn luôn mở rộng để đón tiếp mọi người. Ai đến đấy cũng tìm được bầu khí của Tin Mừng, của yêu thương thực sự, và chính bầu khí ấy là nguồn bình an, hy vọng làm thỏa mãn cơn khát của lòng họ.

Nghe đến tên mẹ, khắp nơi trên thế giới đều cảm phục mến yêu. Có nhiều nước đã ngỏ lời mời mẹ đến diễn thuyết. Nhưng một phụ nữ nghèo hèn, chẳng chuyên môn một khoa nào cả thì biết nói gì đây? Mẹ Têrêxa chỉ nói lên những lời được rút ra từ quả tim của mẹ, những lời của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu dấn thân thí mạng sống mình vì kẻ mình yêu. Bởi thế, tuy đơn sơ và dịu dàng, nhưng lời lẽ của mẹ Têrêxa đã là những mũi tên xuyên thâu và nung đốt tâm hồn mọi người.​

(Những người lữ hành trên đường hy vọng- ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận)

Phải làm gì?​


Docat 169: Tôi nên làm gì trước cảnh nghèo của tha nhân?

Vì Đức Chúa thương yêu từng con người “đến nỗi chết trên thập tự”, nên các Kitô hữu nhìn đồng loại theo cách mới. Ngay cả nơi người nghèo nhất, họ cũng nhận ra Đức Kitô, Chúa của họ. Do đó, các Kitô hữu được thúc bách cách sâu xa phải làm mọi thứ có thể để giảm nhẹ nỗi đau của người khác. Khi làm thế, họ nhận → “Mười bốn mối thương người” làm kim chỉ nam cho mình. Người ta có thể giúp đỡ trực tiếp giữa người này với người khác. Nhưng cũng có thể gián tiếp qua các khoản đóng góp, để giúp người nghèo sống sót và sống đúng với phẩm giá. Tuy nhiên, việc quan trọng hơn nhiều, là giúp đỡ để có thể tạo điều kiện cho người nghèo tự giải phóng chính mình khỏi cái nghèo, ví dụ, bằng cách tìm việc làm, hay trao cho người đó một nền học vấn vững chắc hơn. Khi làm thế, đừng để ai cảm thấy việc bác ái trở thành gánh nặng, nhưng cũng đừng có ai tự thấy mình dễ dàng được miễn trừ công tác bác ái này. Doanh nhân góp phần đáng kể trong cuộc chiến chống lại đói nghèo bằng cách tạo ra công việc làm và điều kiện làm việc nhân đạo​
 
  • Like
Like: .

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên