Thành viên
- Tham gia
- 14/1/24
- Bài viết
- 47
- Chủ đề Author
- #1
Chúng ta thường nghe về vấn đề phải tôn trọng phẩm giá con người nhưng lại không biết tôn trọng như thế nào cho đúng và đầy đủ. Giáo hội Công Giáo đưa ra 5 khía cạnh cụ thể về con người để chúng ta hiểu rõ khi tôn trọng con người chúng ta cần tôn trọng những điều gì?
Khía cạnh thứ nhất: Tôn trọng cả thể xác và tâm hồn.
Mỗi con người có một thân xác và một linh hồn nhưng đây không phải là hai thực thể tách rời nhau mà thống nhất với nhau nơi một con người. Chủ nghĩa duy vật coi linh hồn chỉ là một chức năng của xác thịt, bỏ qua chiều kích tâm linh . Chủ nghĩa duy tâm đánh giá quá cao linh hồn con người mà coi thường thân xác. Giáo hội bác bỏ cả hai lầm lẫn trên. Thân xác giúp ta kết nối với thế giới tự nhiên, linh hồn giúp ta giúp ta cảm nhận được tình yêu và nhận biết được đấng cao cả trên mình . Linh hồn thì bất tử và thiêng liêng cần được nuôi dưỡng. Đồng thời chúng ta không được khinh miệt thân xác, cần nâng đỡ thể lý cơ thể song song với tâm hồn, linh hồn con người.
Khía cạnh thứ hai: Con người mở ra với siêu việt và là ngôi vị độc đáo
Trong các loài thụ tạo chỉ có con người là loài duy nhất mở ra vô biên, chỉ có con người có khái niệm về đấng ở trên mình và con người là giới hạn. Con người chỉ thật sự trở thành mình cách trọn vẹn khi nhận biết một điều gì hay một Đấng nào đó khác với mình, cao cả hơn mình và quan trọng hơn mình. Khi chưa nhận biết về đấng cao cả người ta vẫn chưa thực sự trọng vẹn, và ngăn cản con người nhận biết đấng đó cũng là vi phạm về phẩm giá con người. Các hoạt động tôn giáo như cầu nguyện, đọc kinh, tham gia cử hành các nghi thức là các giúp chúng ta hướng đến siêu việt, các hình thức ngăn cản quyền thực hành tôn giáo cũng là các giản lược con người.
Trên thế giới 7 tỷ người thì có 7 tỷ vân tay khác nhau, mỗi con người có tính độc đáo, độc nhất không thể thay thế, không thể sao chép. Mỗi con người hiện hữu như một cá thể không thể lặp lại, hình thành bởi tình yêu và vô cùng độc đáo. Mỗi con người có khả năng, có tính cách khác nhau và chính vì có sự khác biệt mà chúng ta thấy thế giới này phong phú hơn. Khi nói đến tôn trọng con người tôn trọng là phải tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Chính vì nhận ra sự khác biệt độc đáo được đặt nơi mỗi người, chúng ta biết trân trọng chính bản thân mình và anh chị em xung quanh mình. Mỗi tình huống cụ thể chúng ta sẽ có những cách hành động khác nhau nhưng đều có thể dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt để làm việc cùng nhau, để giúp đỡ nhau biến đổi vượt qua những mâu thuẫn và biết yêu mến nhiều hơn.
Khia cạnh thứ 3: Tôn trọng sự tự do
Con người có tự do: Tự do khỏi bị ép buộc làm điều gì đó, không bị ép buộc làm điều xấu, và thậm chí cả điều tốt, không thể ép người khác giết người nhưng cũng không thể ép một người nghèo phải đóng tiền để xây nhà thờ khi họ không có khả năng hay không muốn. Họ có tự do để lựa chọn. Lựa chọn công việc nghề nghiệp của mình, bố mẹ thường hay bắt con cái phải làm nghề này hay lấy người kia, đó cũng là sự vi phạm về quyền tự do của con người. Nhưng nói thế không có nghĩa là thích gì thì làm, mục đích cuối cùng của tự do là hướng tới sự tốt đẹp.
Thế nhưng con người không phải lúc nào cũng hướng về điều tốt mà đôi khi là hướng về cái xấu, chính vì thế con người cần được sự hướng dẫn bởi lương tâm, đào luyện lương tâm và hơn hết bởi ơn trên để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Khía cạnh thứ tư: Con người có bình đẳng về phẩm giá.
Dù là nam hay nữ, giàu hay nghèo, lành lặn hay người khuyết tật thì mỗi người đều bình đẳng với nhau về phẩm giá. Chúng ta có thể khác nhau về địa vị, danh tiếng, chức vụ nhưng chúng ta đều bình đẳng với nhau về phẩm giá đều cần được tôn trọng. Phẩm giá của con người không tuỳ thuộc vào năng lực thể xác và trí óc, và sự tôn trọng dành cho mỗi người cũng không thể bị giới hạn trên tiêu chí thành tựu và hiệu năng của con người.
Khía cạnh thứ năm: Con người có tính xã hội.
Tự bản chất con người là một hữu thể xã hội. Mà đơn vị xã hội nhỏ nhất bắt đầu từ gia đình, nhóm bạn bè, nhóm cơ quan làm việc, các tổ chức xã hội, hội đoàn tôn giáo, con người trong đất nước, thế giới…vvv. Chúng ta cần có một đời sống cộng đồng để có thể phát triển toàn diện.. Vì vậy cần tích cực đẩy mạnh sự tham gia càng nhiều người càng tốt vào sự tham gia xã hội, cần khuyến khích lập các hiệp hôi và tổ chức tình nguyện để đáp ứng bản tính sâu xa của con người ngoài các gia đình, cộng đồng dân sự và cộng đồng tôn giáo. Là những sinh vật xã hội có nhiều mối tương quan, con người chúng ta chia sẻ khả năng sáng tạo, xây dựng và phát triển xã hội. Do đó, chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về việc góp phần tạo dựng và với từng người trong môi trường xã hội.
Trách nhiệm xã hội của chúng ta còn trải rộng ra cho muông thú: chúng ta phải đối xử tử tế với loài vật. Chúng ta còn phải chịu trách nhiệm với thiên nhiên: không được tận diệt, mà phải khai thác chừng mực và gìn giữ cẩn thận. Tuy nhiên, trọng tâm được nhấn mạnh trong xã hội vẫn là con người. Con người là nền tảng đích thực của xã hội; vì thế, mọi điều được thực hiện trong xã hội phải đặt con người ở vị trí ưu tiên.
Tôn trọng con người là tôn trọng đầy đủ năm khía cạnh thuộc về con người: Thể xác và tâm hồn, tính hướng về siêu việt và độc đáo nơi mỗi con người, tôn trọng sự tự do, sự bình đẳng về phẩm giá và cả tính xã hội của con người.
Cùng chủ đề