"Đi lên - Đi vào - Đi ra": Ba thực hành làm nên Mùa chay thánh

5.00 star(s) 4 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472

Cha Ed. Broom, O.M.V. (Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ), trong một bài viết về Mùa chay, đã dùng ba hành động cụ thể "Đi lên – Đi vào – Đi ra" để diễn tả ba thực hành cơ bản của Mùa Chay là "Cầu nguyện – Ăn chay (sám hối) - Bố thí".​


phailamgi_muachay_3.png


Theo ngài, bằng việc cầu nguyện, chúng ta "đi lên" cùng Thiên Chúa; với việc sám hối (ăn chay), chúng ta "đi vào" nội tâm của chính mình và với việc bác ái, chúng ta "đi ra" thực thi lệnh truyền bác ái với tha nhân.

Sau đó, ngài đề nghị những thực hành hết sức cụ thể để thực hiện ba hành động cơ bản này, nhờ đó, mỗi người có thể sống một mùa chay ý nghĩa hơn:

1. Đi lên

Cầu nguyện – "đi lên", hướng lòng lên Chúa là thực hành quan trọng nhất trong Mùa chay, vì không cầu nguyện thì không có gì cả và "lời cầu nguyện vĩ đại nhất chính là hy tế Thánh Thể."

Hơn nữa, Hội thánh thiết lập Mùa chay là để tín hữu có 40 ngày cùng lên đồi sọ với Chúa Giêsu, sống mầu nhiệm hy lễ thập giá của Ngài và Thánh lễ chính là sự hiện thực hóa "Hy tế của Chúa Giê su trên thập giá vào thứ Sáu Tuần thánh đầu tiên".

Vì thế, để Mùa chay ý nghĩa, các tín hữu nên tham dự thánh lễ hằng ngày và tham dự đầy đủ, tích cực và có ý thức, nhờ đó, chúng ta có thế "ở với Chúa Giêsu, lắng nghe Chúa Giêsu, đón nhận Chúa Giêsu và để Chúa Giêsu chúc lành cho chúng ta".

phailamgi_cầu nguyện_01.jpg

Ảnh: laodong.vn

2. Đi vào

Sám hối hay "đi vào" nơi sâu kín nhất trong tâm hồn để nhìn thật rõ các "tội lỗi" đã phạm; đồng thời ý thức rằng: dù tội lỗi chúng ta có đỏ như son điều, thì Chúa cũng "làm cho trắng như tuyết" (Is 1, 18).

Và, Chúa Giêsu chính là Vị Lương Y Thần linh có thể chữa lành mọi ốm đau, mọi đau yếu, mọi bệnh tật. Ngài chữa lành người mù, người què, người câm, người bại liệt, người phong cùi… Ngài cũng có thể chữa lành cho tôi khỏi bệnh tật trong cách sống đạo của tôi và phục hồi cho tôi sức khỏe tâm linh nếu tôi tin tưởng và tín thác vào Ngài.

Vì thế, cách hiệu quả nhất để "đi vào" là thật lòng sám hối và lãnh nhận Bí tích Giải tội một cách tốt lành, "kỹ càng hơn mọi lần khác" - như thể đó là lần xưng tội đầu tiên, cuối cùng và duy nhất của bạn.

phailamgi_divao.jpg

"Đi ra" ở đây là thực hành việc bác ái. Thực hành việc bác ái hay cho đi không chỉ là bố thí tiền của hay thức ăn cho những người nghèo khổ không có cơm ăn, áo mặc, những người sống vất vưởng dưới gầm cầu trong một đêm đông giá lạnh.

Bác ái ở đây, trước hết và trên hết là "hành thiện", là tỏ lòng từ bi, yêu thương và sẵn sàng phục vụ hết thảy mọi người.

Một thực hành bái ái như thế phải được bắt đầu từ gia đình, sau đó đến nơi công sở, trường học, thậm chí ngay tại cửa hàng, phố chợ.

phailamgi_cv2.jpg


Một cách cụ thể, mỗi tối, trước khi đi ngủ, vào giờ cầu nguyện cuối ngày, hãy đề ra cho ngày hôm sau kế hoạch thực hiện ít nhất một hành động đơn giản để làm cho một người nào đó trong gia đình mình hạnh phúc.

Đó có thể là một nụ cười, một lời cầu nguyện ngắn dành cho họ, một lời tử tế, một lời động viên, một món quà nhỏ, một cái vỗ nhẹ vào lưng, một sự phục vụ, một hy sinh nhỏ, một bàn tay chìa ra giúp đỡ, một hành động khiêm tốn, một đôi tai lắng nghe, một sự chịu đựng như một cống hiến thầm lặng. Những cử chỉ bác ái, cho đi đơn giản này và nhiều điều khác là những điều kiện làm cho đời sống chung của gia đình trở thành một nơi tuyệt vời để sống, một bầu khí vui tươi làm đẹp lòng Thiên Chúa.
phailamgi_cv1.jpg

Ảnh: laodong.vn

Tóm lại


Một mùa chay nữa lại về. Và để Mùa chay này là Mùa chay đẹp nhất trong các Mùa chay đã qua, hãy nhớ: "ĐI LÊN trong cầu nguyện - Thánh Lễ và Rước Lễ. ĐI VÀO bằng cách đào bới và loại bỏ các loại rác rưởi trong đời sống đạo bằng cách thực hiện một lần Xưng tội kỹ càng hơn mọi lần khác. Cuối cùng, ĐI RA đến với những người khác - tìm hiểu ý nghĩa của “việc bác ái bắt đầu từ gia đình.” Trước tiên hãy yêu thương những người thân trong gia đình bạn, sau đó đến những người xung quanh.
Xem bài viết gốc tại link này!​

Phải làm gì?​

Docat 101: Tình liên đới có thể đi xa đến đâu?

Trong thế giới toàn cầu hoá, chúng ta vui vì các đường biên giới trở nên ít quan trọng hơn trước, các vùng miền trên thế giới trở nên gần nhau hơn, và giao tiếp truyền thông có thể vào đúng thời điểm thực tế. Tuy nhiên, toàn cầu hoá vẫn ẩn chứa những mối hoạ lớn: biến động về kinh tế hay chính trị ở vùng này gây hệ quả tức thời đến dân chúng đang sống ở miền xa xôi khác. Dù nguyên tắc bổ trợ vẫn giữ nguyên giá trị, nhưng từ quan điểm đạo đức, chúng ta phải học cách suy nghĩ mở rộng ra toàn cầu. Nhiều vấn đề như nạn đại dịch, và nạn di cư ồ ạt, chỉ có thể giải quyết ở cấp độ toàn cầu, nếu chúng ta muốn đạt tới những giải pháp dài hạn, ổn thoả cho tất cả mọi người trên hành tinh trái đất này.​
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên