Dignitas infinita (P.1): Dựa trên nền tảng vững chắc

Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,208

Tôi ngạc nhiên một cách thú vị trước Tuyên ngôn mới nhất của Bộ Giáo lý Đức tin, “Dignitas Infinita” về phẩm giá con người.​

Tôi nói thế là vì xu hướng của triều đại giáo hoàng hiện tại là nhấn mạnh nhiều hơn đến các khía cạnh của phẩm giá con người mà thế giới phương Tây hiện đại có xu hướng đồng ý (chẳng hạn như hòa bình giữa các dân tộc và các vấn đề môi trường, ngay cả khi những điều này chỉ được tôn trọng trên giấy và thường xuyên bị vi phạm trên thực tế) hơn là về các khía cạnh tạo ra sự chia rẽ phương Tây thế tục với thông điệp của Chúa Kitô (chẳng hạn như nạn lạm dụng tình dục con người, phá thai và phá hủy hạnh phúc gia đình). Tuy nhiên, Tuyên ngôn mới này là sự củng cố có chủ ý những giáo huấn về phẩm giá con người của một số vị giáo hoàng gần đây nhất, khiến nó trở thành một tài liệu phong phú hơn nhiều.

phailamgi_Dignitas infinita Không hoàn hảo, nhưng rất mạnh mẽ_cv1.jpg

Ảnh: it.clonline.org

Dựa trên nền tảng vững chắc

Tiếp theo phần giới thiệu, phần chính văn bắt đầu bằng đề mục “Làm rõ những điều cơ bản”, trong đó lập luận rằng sự nhầm lẫn về phẩm giá con người phải được xóa bỏ bằng sự hiểu biết chặt chẽ các chiều kích đồng thời trên thực tại bản thể, đạo đức, xã hội và hiện sinh của khái niệm này. Chiều kích bản thể cơ bản của phẩm giá con người nằm ở thực tế rằng mỗi con người đều có một phẩm giá không thể xóa nhòa “chỉ vì họ hiện hữu và được Thiên Chúa mong muốn có họ, tạo dựng và yêu thương họ”. Chiều kích đạo đức bắt nguồn từ cách mỗi người thực thi quyền tự do của mình. Do đó, chúng ta có thể làm suy giảm nghiêm trọng phẩm giá đạo đức của mình qua những lựa chọn sai lầm trong khi vẫn giữ được phẩm giá bản thể của mình là những người con yêu dấu của Thiên Chúa thông qua Chúa Giêsu Kitô.

Phẩm giá xã hội của chúng ta đề cập nhiều hơn đến hoàn cảnh của chúng ta trong xã hội loài người và bao hàm vấn đề chúng ta bị buộc phải sống trong hoàn cảnh như thế nào; nói cách khác, các điều kiện bên ngoài (hay điều kiện xã hội) của cuộc sống có thể không xứng đáng với phẩm giá bản thể của chúng ta.

Tuy nhiên, ngay cả ở đây, phẩm giá hiện sinh của chúng ta vẫn có thể (và nên) còn nguyên vẹn, khi chúng ta gặp khó khăn và bất công nhưng không ngừng “đấu tranh để sống trong hòa bình, niềm vui và hy vọng”. Cũng rất đáng đề cập đến một điểm nhấn mạnh khác trong bản văn: Vì mỗi người đều có phẩm giá “bản thể học” (phẩm giá trong chính bản thể mình như những người con được Thiên Chúa yêu thương), nên việc xem bất kỳ người nào như một món đồ có thể bỏ đi là sai trái. “Điều này áp dụng, chẳng hạn, đối với một đứa trẻ còn đang được hoài thai, một người mất trí, hoặc một người già đang trong cảnh khốn cùng”.

phailamgi_dignitas infinita.jpg

Ảnh: Sylas Boesten/Unsplash

Về tổng thể, văn bản khá ngắn gọn và súc tích, và điều này chắc chắn là kết quả của nhiều bản thảo được chỉnh sửa liên tục mà tài liệu đã phải trải qua trong khoảng vài năm. Có những phần nói về nhận thức ngày càng tăng về phẩm giá con người như được bộc lộ trong Kinh thánh và trong sự phát triển của tư tưởng Kitô giáo, cũng như những đóng góp hiện đại cho khái niệm phẩm giá con người như được chứng minh trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và đặc biệt là các văn bản của Công đồng Vatican II. Tất cả những điều này đã góp phần vào sự nhấn mạnh mới mẻ của Giáo hội về phẩm giá của mỗi người - như được nêu trong bốn đề mục liên tiếp. Do đó, Giáo hội nhấn mạnh đến việc tạo dựng con người theo “hình ảnh không thể xóa nhòa của Thiên Chúa”, tiềm năng đổi mới của con người thông qua sự hiểu biết về cách thức “Chúa Kitô nâng cao phẩm giá con người”, “ơn gọi hướng tới phẩm giá trọn vẹn” và “sự dấn thân cho tự do của chính mình”.

Để làm sáng tỏ điểm cuối cùng này, văn bản nhấn mạnh rằng “với tư cách là người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người không bao giờ đánh mất phẩm giá của mình và không bao giờ ngừng được mời gọi đón nhận sự thiện một cách tự do”.

Nhưng nó kết thúc bằng câu trích dẫn này của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI:​
"Tuy nhiên, nếu không có sự sửa chữa của tôn giáo, lý trí cũng có thể trở thành nạn nhân của những biến dạng, như khi nó bị hệ tư tưởng thao túng, hoặc được áp dụng một cách phiến diện mà không tính đến phẩm giá con người một cách trọn vẹn. Suy cho cùng, việc lạm dụng lý trí theo cách như vậy là nguyên nhân dẫn đến nạn buôn bán nô lệ ngay từ đầu và nhiều tệ nạn xã hội khác, nhất là các hệ tư tưởng toàn trị của thế kỷ XX. "

  • Tác giả: Tiến sĩ Jeff Mirus: Tiến sĩ về lịch sử trí tuệ từ Đại học Princeton. Là người đồng sáng lập của Christendom College, ông cũng đi tiên phong trong các dịch vụ Internet Công giáo. Ông là người sáng lập Trinity Communications và CatholicCulture.org.
  • Dịch: Vu Thi Phuong Anh
  • Bài viết gốc xem tại: Dignitas Infinita: Not a perfect text, but a strong one

Xem thêm:
 

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên