- Chủ đề Author
- #1
Những năm cuối thập niên 1950, trong số các giám mục được Tòa thánh bổ nhiệm coi sóc các giáo phận tại miền Bắc, chuẩn bị cho việc thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, cùng với Đức cha Vinh sơn Phạm Văn Dụ, giám mục Lạng Sơn, Đức cha Phêrô Phạm Tần là vị mục tử phải trải qua nhiều thử thách nhất.
Đức cha Phêrô Phạm Tần Ảnh: vi.wikipedia.org
Vài hàng tiểu sử
Đức cha Phêrô Phạm Tần sinh ngày 4/1/1913, tại họ Bến Cát, xứ Hiếu Thuận, nay thuộc xã Khánh Mậu, Yên Khánh, Ninh Bình.
Năm 13 tuổi, thấy con có chí hướng tu trì, gia đình gửi ngài vào học tại trưởng thử Ba Làng, Thanh Hóa.
Năm 1927, sau một năm tu tập tại đây, ngài được bề trên chuyển về học tại Tiểu chủng viện Thượng Kiệm, Phúc Nhạc.
Năm 1935, ngài được gửi học tại Chủng viện Xuân Bích, Liễu Giai, Hà Nội và đã hoàn thành chương trình thần học, triết học tại đây.
Ngày 7/6/1941, ngài được phong chức linh mục và được bổ nhiệm làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Ba Làng.
Năm 1947, sau hai năm làm cha phó nhà thờ Ba Làng, ngài được bề trên bổ nhiệm làm chính xứ Phúc Lãng (1947-1952).
Tại đây, ngài xây dựng các nhà máy giấy, nhà máy in, xưởng dệt, xưởng làm nón, tạo nhiều công ăn việc làm cho giáo dân; đồng thời cho ra đời báo Chân Lý để giáo huấn giáo dân cả về đời sống lẫn tôn giáo. Nhờ đó, cuộc sống của người dân quanh vùng Phúc Lãng khá đầy đủ và ổn định.
Năm 1952, ngài bị Việt Minh bắt giam cho tới gần ngày hiệp định Genève được ký kết mới được thả về.
Sau khi được tự do, ngày 23/4/1954, ngài được Giám mục Louis de Cooman (Hành) bổ nhiệm giữ chức Linh mục Tổng quản Địa phận Thanh Hóa.
Năm 13 tuổi, thấy con có chí hướng tu trì, gia đình gửi ngài vào học tại trưởng thử Ba Làng, Thanh Hóa.
Năm 1927, sau một năm tu tập tại đây, ngài được bề trên chuyển về học tại Tiểu chủng viện Thượng Kiệm, Phúc Nhạc.
Năm 1935, ngài được gửi học tại Chủng viện Xuân Bích, Liễu Giai, Hà Nội và đã hoàn thành chương trình thần học, triết học tại đây.
Ngày 7/6/1941, ngài được phong chức linh mục và được bổ nhiệm làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Ba Làng.
Năm 1947, sau hai năm làm cha phó nhà thờ Ba Làng, ngài được bề trên bổ nhiệm làm chính xứ Phúc Lãng (1947-1952).
Tại đây, ngài xây dựng các nhà máy giấy, nhà máy in, xưởng dệt, xưởng làm nón, tạo nhiều công ăn việc làm cho giáo dân; đồng thời cho ra đời báo Chân Lý để giáo huấn giáo dân cả về đời sống lẫn tôn giáo. Nhờ đó, cuộc sống của người dân quanh vùng Phúc Lãng khá đầy đủ và ổn định.
Năm 1952, ngài bị Việt Minh bắt giam cho tới gần ngày hiệp định Genève được ký kết mới được thả về.
Sau khi được tự do, ngày 23/4/1954, ngài được Giám mục Louis de Cooman (Hành) bổ nhiệm giữ chức Linh mục Tổng quản Địa phận Thanh Hóa.
Các Giám mục Đông Dương, Đức cha Cooman Hành, hàng ngồi ngoài cùng bên phải. Ảnh: phailamgi
Gian nan thi hành sứ vụ Giám quản
Vào thời điểm năm 1954, khi ngài làm Giám quản giáo phận, giáo phận chỉ còn 27 linh mục, trong đó có 2 vị ở tù. Sau đó, lần lượt các cơ sở vật chất bị chiếm dụng. Trường học, chủng viện bị đóng cửa hoặc bị biến thành các cơ sở quân sự. Một số sau này bị bom đạn của không quân Mỹ tàn phá.
Về phần bản thân, với “thành tích” chống cộng, hoạt động trong tổ chức Liên đoàn Công giáo chung với giáo phận Vinh trước đó, nên ngài đã phải đối diện với nhiều khó khăn.
Ngài không chỉ bị quản chế và bị theo dõi nghiêm ngặt, mà còn bị vu khống đủ điều, trong đó có câu chuyện người ta bịa đặt ra, vừa để bêu riếu ngài, vừa để vu cáo ngài tội xúi giục người đi Nam.
Chuyện rằng: “Ở Thanh Hóa, cha Phạm Tần có một cái hòm. Ông để một đứa trẻ đã được dạy từ trước vào trong đó, để có ai gõ vào chiếc hòm hỏi “đi đâu?”, thì sẽ có tiếng trả lời: “Đức Mẹ bảo đi Nam!” (Phaolô Lê Đắc Trọng, Những câu chuyện về một thời, toàn tập, tr. 305).
Về phần bản thân, với “thành tích” chống cộng, hoạt động trong tổ chức Liên đoàn Công giáo chung với giáo phận Vinh trước đó, nên ngài đã phải đối diện với nhiều khó khăn.
Ngài không chỉ bị quản chế và bị theo dõi nghiêm ngặt, mà còn bị vu khống đủ điều, trong đó có câu chuyện người ta bịa đặt ra, vừa để bêu riếu ngài, vừa để vu cáo ngài tội xúi giục người đi Nam.
Chuyện rằng: “Ở Thanh Hóa, cha Phạm Tần có một cái hòm. Ông để một đứa trẻ đã được dạy từ trước vào trong đó, để có ai gõ vào chiếc hòm hỏi “đi đâu?”, thì sẽ có tiếng trả lời: “Đức Mẹ bảo đi Nam!” (Phaolô Lê Đắc Trọng, Những câu chuyện về một thời, toàn tập, tr. 305).
Tòa Giám mục Thanh Hóa ngày nay. Ảnh: Giáo phận Thanh Hóa
Trờ thành Giám mục
Sau 5 năm trong vai trò Giám quản, vì Đức cha Cooman (Hành) còn ở miền Nam, nên ngày 17/3/1959, ngài được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó Địa phận tông tòa Thanh Hóa, Hiệu tòa Giustiniapoli.
Tuy nhiên, do không được nhà nước công nhận, và vì bị quản chế giống như Đức cha Vinh sơn Phạm Văn Dụ, nên ngài không thể tìm được giám mục nào để thụ phong, dù là “phong chức chui” như một số các giám mục miền bắc được bổ nhiệm cùng thời đã làm, như Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ, giám mục Thái Bình; Đức cha Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang, Giám mục Hưng Hóa hay Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, Giám mục Bùi Chu; đức cha Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám mục Hải Phòng.
Ngày 24/11/1960, tòa thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, và đặt ngài làm giám mục chính tòa tiên khởi cho giáo phận Thanh Hóa. Nhưng vì ngài chưa được tấn phong, nên Tông hiến thiết lập giáo phận chỉ nhắc đến ngài với vai trò là Giám quản Tông tòa hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa.
Những năm sau đó, vì bị đánh giá là “nguy hiểm”, giống như các nhân sĩ trí thức có tầm ảnh hưởng, thay vì bắt giam ngài như bao người khác, nhà nước tiếp tục dùng biện pháp quản chế để cách li ngài với xã hội. Ngài chỉ được tạm “giải quản” sau ngày đất nước thống nhất.
Ngày 22/6/1975, sau 20 năm làm Giám quản tông tòa và 16 năm kể từ khi được bổ nhiệm làm Giám mục, Đức Giám mục “tân cử” Phêrô Phạm Tần mới được nhà nước cho phép thụ phong giám mục.
Thánh lễ phong chức diễn ra tại nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, do Đức cha Phêrô Maria Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Vinh, được Tòa thánh ủy nhiệm làm chủ phong. Tháng 7 cùng năm, ngài dâng lễ tạ ơn khai mạc sứ vụ, chính thức nhận Giáo phận Thanh Hóa.
Năm 1980, lần đầu tiên ngài được nhà nước cho phép xuất ngoại thực hiện chuyến viếng thăm Ad Limina và một số nước Châu Âu.
Suốt thập niên 1980, trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục (1983-1989), ngài đã tích cực hỗ trợ các thân nhân của các linh mục miền Nam đang “học tập cải tạo” tại miền Bắc, cho họ tạm trú tại Tòa giám mục và đài thọ các chi phí. Việc làm này gây được nhiều thiện cảm và lời khen ngợi của mọi người.
Ngày 1/2/1990, Đức cha Phêrô Phạm Tần qua đời lúc 4 giờ sáng tại Tòa Giám mục Thanh Hóa, thọ 77 tuổi.
Viết về vị chủ chăn của mình, linh mục Trần Phúc Long nhận định: “Trong hoàn cảnh bi đát nhất: chiến tranh tàn khốc, thiếu tiền bạc, thiếu linh mục và luôn luôn bị khủng bố, tù đầy, Đức Cha Phêrô Phạm Tần vẫn làm tròn trách nhiệm một chủ chăn với một tình thần bất khuất và khôn ngoan.” (Trần Phúc Long, 25 Giáo phận Việt Nam, tr. 48)
Tuy nhiên, do không được nhà nước công nhận, và vì bị quản chế giống như Đức cha Vinh sơn Phạm Văn Dụ, nên ngài không thể tìm được giám mục nào để thụ phong, dù là “phong chức chui” như một số các giám mục miền bắc được bổ nhiệm cùng thời đã làm, như Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ, giám mục Thái Bình; Đức cha Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang, Giám mục Hưng Hóa hay Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, Giám mục Bùi Chu; đức cha Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám mục Hải Phòng.
Ngày 24/11/1960, tòa thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, và đặt ngài làm giám mục chính tòa tiên khởi cho giáo phận Thanh Hóa. Nhưng vì ngài chưa được tấn phong, nên Tông hiến thiết lập giáo phận chỉ nhắc đến ngài với vai trò là Giám quản Tông tòa hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa.
Những năm sau đó, vì bị đánh giá là “nguy hiểm”, giống như các nhân sĩ trí thức có tầm ảnh hưởng, thay vì bắt giam ngài như bao người khác, nhà nước tiếp tục dùng biện pháp quản chế để cách li ngài với xã hội. Ngài chỉ được tạm “giải quản” sau ngày đất nước thống nhất.
Ngày 22/6/1975, sau 20 năm làm Giám quản tông tòa và 16 năm kể từ khi được bổ nhiệm làm Giám mục, Đức Giám mục “tân cử” Phêrô Phạm Tần mới được nhà nước cho phép thụ phong giám mục.
Thánh lễ phong chức diễn ra tại nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, do Đức cha Phêrô Maria Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Vinh, được Tòa thánh ủy nhiệm làm chủ phong. Tháng 7 cùng năm, ngài dâng lễ tạ ơn khai mạc sứ vụ, chính thức nhận Giáo phận Thanh Hóa.
Năm 1980, lần đầu tiên ngài được nhà nước cho phép xuất ngoại thực hiện chuyến viếng thăm Ad Limina và một số nước Châu Âu.
Suốt thập niên 1980, trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục (1983-1989), ngài đã tích cực hỗ trợ các thân nhân của các linh mục miền Nam đang “học tập cải tạo” tại miền Bắc, cho họ tạm trú tại Tòa giám mục và đài thọ các chi phí. Việc làm này gây được nhiều thiện cảm và lời khen ngợi của mọi người.
Ngày 1/2/1990, Đức cha Phêrô Phạm Tần qua đời lúc 4 giờ sáng tại Tòa Giám mục Thanh Hóa, thọ 77 tuổi.
Viết về vị chủ chăn của mình, linh mục Trần Phúc Long nhận định: “Trong hoàn cảnh bi đát nhất: chiến tranh tàn khốc, thiếu tiền bạc, thiếu linh mục và luôn luôn bị khủng bố, tù đầy, Đức Cha Phêrô Phạm Tần vẫn làm tròn trách nhiệm một chủ chăn với một tình thần bất khuất và khôn ngoan.” (Trần Phúc Long, 25 Giáo phận Việt Nam, tr. 48)
Cùng chủ đề