Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Chứng Nhân Cho Công Lý

5.00 star(s) 2 Votes
Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
19

Đức Hồng y Laurent Monsengwo Pasinya, nguyên tổng giám mục giáo phận Kinshasa đã qua đời tại bệnh viện ở Versailles, Pháp, ngày 11/7/2021, hưởng thọ 81 tuổi. Đức Hồng y Fridolin Ambongo Besungu, tổng giám mục của Kinshasa, Congo đã ca ngợi Đức cố Hồng y là người đã cống hiến cả cuộc đời để xây dựng một thế giới công bằng hơn: “Tôi tin rằng Đức Hồng Y Laurent thực sự là người của Chúa, một người tin vào Chúa và tin vào con người, vào giá trị của con người. Trong suốt cuộc đời, ngài đã hiến thân cho sự phục hồi anh chị em của mình thông qua một cuộc truyền giáo toàn diện, nhưng cũng thông qua cuộc chiến này vì một thế giới công bằng hơn, một thế giới huynh đệ hơn.”​



phailamgi_bishop Laurent Monsengwo_cv1.jpg

Tiểu sử Đức Hồng y Monsengwo​

Ngài sinh tại Mongobele vào ngày 7/10/1939, được thụ phong linh mục năm 1963. Sau khi đậu tiến sĩ Kinh Thánh tại Học viện Kinh Thánh ở Roma, ngài trở về Congo và dạy học tại một số chủng viện

Năm 1980, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá giáo phận Inongo, rồi sau đó phụ tá của giáo phận Kisangani. Năm 1988 ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục. Năm 2007, Đức Biển Đức XVI bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục Kinshasa, và thăng tước Hồng y vào năm 2010. Đức Hồng y Monsengwo cũng là Chủ tịch Hội đồng giám mục Congo từ năm 1984 đến 1992 và từ 2004 đến 2008. Năm 2012 ngài được Đức Biển Đức XVI mời giảng tĩnh tâm cho giáo triều Roma. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn ngài làm thành viên của Hội đồng Hồng y cố vấn trong việc cải tổ giáo triều Roma, từ năm 2013 đến 2018.

phailamgi_bishop Laurent Monsengwo_cv2.jpg

Vai trò chính trị​

Đức Hồng y Monsengwo được vang danh với những phát ngôn về tự do ngôn luận. Với tính cách thẳng thắn, ngày 2/1/2018, ngài đã chỉ trích mạnh mẽ việc Nhà cầm quyền đàn áp dữ dội cuộc biểu tình của người Công giáo dưới chế độ Kabila. Những phát ngôn của ngài đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh khốc liệt của Giáo hội của Congo chống lại nhiệm kỳ thứ ba của Joseph Kabila.

Linh mục Donald Zagore, giáo sư thần học người Bờ Biển Ngà thuộc Hội Truyền giáo Phi châu (SMA) cho chúng ta biết về Đức Hồng Y Monsengwo:

“Đức Monsengwo đã khẳng định rằng, đức tin Kitô giáo có một ‘chiều kích chính trị’, buộc những người có đức tin phải cam kết chính trị trong tinh thần liên đới với người nghèo, những người bị gạt ra bên lề xã hội và những người không có tiếng nói. Đó chính là một cam kết chính trị hoàn toàn trái ngược với chính sách hiện tại, vốn tồn tại chủ yếu trong việc tìm mọi cách hầu đạt được quyền lực, tận dụng quyền lực và tranh đấu để bảo vệ quyền lực của mình.” Linh mục Zagore lưu ý: “Điều này chẳng có ý nghĩa gì ngoài viễn cảnh liên tục nuôi dưỡng mầm mống xung đột, bởi vì luôn luôn có nhiều người muốn trở thành lãnh đạo.”

Ngài nhận xét: “cho đến ngày hôm nay, Đức Hồng y Monsengwo đã trở nên tiếng nói của một Giáo hội châu Phi từ chối việc đánh mất niềm hy vọng và người dân châu Phi sẽ không bị hy sinh bởi chính trị. Một Giáo hội châu Phi không làm thinh trước mọi vấn đề và không phải là kẻ đồng lõa của tất cả những môn đồ của sự dữ vốn liên tục giày vò lục địa này; một Giáo Hội Châu Phi vốn từ chối rằng, sự chết có tiếng nói quyết định trên lục địa châu Phi.”

phailamgi_Laurent Monsengwo.jpg


Ngài còn khẳng định “Đức Hồng y Laurent Monsengwo, trong cuộc đấu tranh cho công lý và sự bình đẳng của dân tộc, nhắc mọi người về bản chất của cuộc đấu tranh nền móng và ơn gọi quan trọng của Giáo hội trong việc phải trở nên tiếng nói của những người không có tiếng nói. Giáo hội phải trở nên một khí cụ cho công lý và chân lý trong lục địa, cho các nguyên tắc cơ bản cũng như bảo đảm việc cùng nhau tồn tại trong một xã hội châu Phi hòa giải và độc đáo, nơi mà “hiệu lực của luật pháp và không phải là luật của sức mạnh” ngự trị.

Những lời của Linh mục Zagore được đưa ra đúng lúc Nhà cầm quyền quyết tâm dùng bạo lực vốn đang khiến cho quốc gia này phải tổn thương, bao gồm các vụ vi phạm nhân quyền, các vụ cưỡng hiếp được sử dụng như vũ khí đàn áp người dân, và tình trạng khẩn cấp nhân đạo liên quan đến hơn 80 nghìn trẻ em đến từ Angola.

Linh mục Zagore còn nói về sứ mạng của Giáo Hội được thực hiện thông qua cam kết chính trị của mình, “điều đó không phải là để chinh phục bất kỳ quyền lực nào. Cam kết chính trị mà đức tin Kitô giáo của chúng ta đòi hỏi đơn giản chỉ là một cam kết về một trật tự mới trong một xã hội mà trong đó hòa bình và công lý ngự trị, được hoàn thành bởi tất cả mọi người nam cũng như nữ đối với tính toàn vẹn và tính luân lý cao đẹp.

“Việc từ nhiệm của Đức Hồng y Laurent Monsengwo chắc chắn là sự kết thúc của một thời đại, nhưng cũng chính là bước khởi đầu của một kỷ nguyên mới, mà trong đó, Giáo hội châu Phi đã được nuôi dưỡng bởi những di sản của Ngài và tiếp tục được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi cũng như sẵn sàng trao ban chính mình qua việc hy sinh nhằm biến công lý và sự bình đẳng trở nên một thực tế hữu hình cho những người nghèo khổ và những người bị gạt ra bên lề xã hội ở châu Phi”. Linh mục Zagore kết luận.​

Ảnh trong bài: Vatican News

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

1:5356 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên