- Chủ đề Author
- #1
Trong diễn từ trước Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh ngày 16 tháng 5 năm 2025, Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã thẳng thắn tuyên bố: “Về phần mình, Giáo hội không bao giờ được miễn trừ khỏi việc nói lên sự thật về nhân loại và thế giới.”
Giáo hội và sứ mạng làm chứng cho sự thật
Lời khẳng định ấy của Đức Lêô XIV, tuy ngắn, nhưng gói gọn một chân lý nền tảng của đời sống Hội Thánh. Hội thánh hiện diện là để làm chứng cho Sự thật.
Công đồng Vaticanô II, trong Hiến chế Lumen Gentium đã xác định căn tính của Hội Thánh là “ánh sáng cho trần gian” (LG., # 1). Vì thế, Hội Thánh không thể sống trung thành với Đức Kitô nếu không làm chứng cho chân lý của Tin Mừng.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Veritatis Splendor, cũng quả quyết: “Giáo Hội công giáo là thầy dạy chân lý.” (Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, # 64)
Nói cách khác, “Giáo hội phải chu toàn trong mọi thời gian và mọi hoàn cảnh sứ mạng phục vụ chân lý nhằm xây dựng một xã hội xứng với con người, với phẩm giá và ơn gọi của họ.” (Bênêđíchtô XVI, Bác ái trong Chân lý, # 9)
Công đồng Vaticanô II, trong Hiến chế Lumen Gentium đã xác định căn tính của Hội Thánh là “ánh sáng cho trần gian” (LG., # 1). Vì thế, Hội Thánh không thể sống trung thành với Đức Kitô nếu không làm chứng cho chân lý của Tin Mừng.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Veritatis Splendor, cũng quả quyết: “Giáo Hội công giáo là thầy dạy chân lý.” (Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, # 64)
Nói cách khác, “Giáo hội phải chu toàn trong mọi thời gian và mọi hoàn cảnh sứ mạng phục vụ chân lý nhằm xây dựng một xã hội xứng với con người, với phẩm giá và ơn gọi của họ.” (Bênêđíchtô XVI, Bác ái trong Chân lý, # 9)
Sự thật cần đi đôi với bác ái
Tuy nhiên, theo Đức Lêô XIV, khi làm chứng cho sự thật, Giáo hội ý thức rằng “sự thật không thể tách rời khỏi bác ái,” bởi vì “tình yêu và chân lý là ơn gọi Thiên Chúa đặt để trong tâm hồn và tâm trí của từng người.” (Bênêđíchtô XVI, Bác ái trong Chân lý, # 1)
Hơn nữa, “chân lý phải được tìm kiếm, khám phá và diễn đạt trong “nhiệm cục – économie” của tình yêu” (Ibid., # 2); nghĩa là trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện nơi Đức Kitô, “Đấng là Chân lý.” (Ibid., # 1)
Nói cách khác, giống như Đức Kitô, Đấng là Sự Thật và cũng là Tình Yêu, Giáo hội công bố sự thật, nhưng “không để sự thật dẫn đến báo thù, mà phải dẫn đến hòa giải và tha thứ.” (Phanxicô, Fratelli Tutti., # 227).
Và, Giáo hội không bao giờ được thoái thác sứ mạng này, một sứ mạng không chỉ dành cho Đức Giáo hoàng hay hàng giám mục, linh mục mà là trách nhiệm chung của toàn thể dân Chúa.
Hơn nữa, “chân lý phải được tìm kiếm, khám phá và diễn đạt trong “nhiệm cục – économie” của tình yêu” (Ibid., # 2); nghĩa là trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện nơi Đức Kitô, “Đấng là Chân lý.” (Ibid., # 1)
Nói cách khác, giống như Đức Kitô, Đấng là Sự Thật và cũng là Tình Yêu, Giáo hội công bố sự thật, nhưng “không để sự thật dẫn đến báo thù, mà phải dẫn đến hòa giải và tha thứ.” (Phanxicô, Fratelli Tutti., # 227).
Và, Giáo hội không bao giờ được thoái thác sứ mạng này, một sứ mạng không chỉ dành cho Đức Giáo hoàng hay hàng giám mục, linh mục mà là trách nhiệm chung của toàn thể dân Chúa.
Thách đố của việc nói sự thật tại Việt Nam hôm nay
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc làm chứng cho sự thật hay sứ mạng bảo vệ sự thật đang gặp nhiều thách đố từ bên trong cũng như bên ngoài.
Nhiều người vì muốn một xã hội tiến bộ đã can đảm lên tiếng phản biện trước những nan đề xã hội, dù nhẹ nhàng và vì công ích, thay vì nhận được sự đồng cảm hoặc ủng hộ, thì thường bị xã hội gắn nhãn “chống đối” hay “phản động.”
Ngược lại, có những thực trạng xã hội như tham nhũng, lạm dụng quyền lực, phá hoại môi trường, bất công đối với người nghèo… lẽ ra cần được lương tâm Kitô giáo lên tiếng theo đúng lẽ phải. Nhưng đôi khi, vì sợ phiền toái, vì muốn được yên thân, Giáo hội Chúa lại chọn im lặng hoặc né tránh; đồng thời cho đó là một lựa chọn mặc nhiên và “khôn ngoan”.
Nguy hiểm hơn, vì chủ trương “hai bên cùng có lợi”, Giáo hội chấp nhận im lặng, “quay mặt bỏ đi” sẵn sàng trở thành “đồng minh của những kẻ cướp đường,” (Fratelli Tutti, # 75) bỏ mặc những nạn nhân “bị đánh thoi thóp và vứt lại bên vệ đường,” với suy nghĩ rằng mình vẫn “trong sạch khi thi hành sứ vụ”, trong khi lại cúi mình “sống nhờ hệ thống và hưởng nhờ bổng lộc mà hệ thống đó ban phát cho.” (Ibid.)
Nhiều lãnh đạo Giáo hội, thay vì có mặt hiện diện bên những nạn nhân, thì lo tổ chức các sự kiện, các lễ hội và cùng giới cầm quyền chén thù, chén tạc, trong những bữa tiệc rượu ê hề.
Nhiều người vì muốn một xã hội tiến bộ đã can đảm lên tiếng phản biện trước những nan đề xã hội, dù nhẹ nhàng và vì công ích, thay vì nhận được sự đồng cảm hoặc ủng hộ, thì thường bị xã hội gắn nhãn “chống đối” hay “phản động.”
Ngược lại, có những thực trạng xã hội như tham nhũng, lạm dụng quyền lực, phá hoại môi trường, bất công đối với người nghèo… lẽ ra cần được lương tâm Kitô giáo lên tiếng theo đúng lẽ phải. Nhưng đôi khi, vì sợ phiền toái, vì muốn được yên thân, Giáo hội Chúa lại chọn im lặng hoặc né tránh; đồng thời cho đó là một lựa chọn mặc nhiên và “khôn ngoan”.
Nguy hiểm hơn, vì chủ trương “hai bên cùng có lợi”, Giáo hội chấp nhận im lặng, “quay mặt bỏ đi” sẵn sàng trở thành “đồng minh của những kẻ cướp đường,” (Fratelli Tutti, # 75) bỏ mặc những nạn nhân “bị đánh thoi thóp và vứt lại bên vệ đường,” với suy nghĩ rằng mình vẫn “trong sạch khi thi hành sứ vụ”, trong khi lại cúi mình “sống nhờ hệ thống và hưởng nhờ bổng lộc mà hệ thống đó ban phát cho.” (Ibid.)
Nhiều lãnh đạo Giáo hội, thay vì có mặt hiện diện bên những nạn nhân, thì lo tổ chức các sự kiện, các lễ hội và cùng giới cầm quyền chén thù, chén tạc, trong những bữa tiệc rượu ê hề.
Tóm lại
Từ khi lên ngôi Giáo hoàng, Đức Lêô XIV đã nhiều lần tái xác nhận các chân lý nền tảng của đức tin, được củng cố chắc chắn bởi giáo lý truyền thống của Hội thánh; trong đó có lời khẳng định về việc “Giáo hội phải làm chứng cho sự thật,” ở bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có thể bị hiểu lầm, bị gạt ra bên lề, hoặc gặp khó khăn với chính quyền và xã hội.
Giáo hội Việt Nam hôm nay cần quay về lại và sống mạnh mẽ sứ mạng quan trọng này, vì đó là dấu chỉ Giáo hội còn trung thành với Chúa, để cùng ngài góp phần xây dựng một nền văn minh của tình yêu và sự sống.
Giáo hội Việt Nam hôm nay cần quay về lại và sống mạnh mẽ sứ mạng quan trọng này, vì đó là dấu chỉ Giáo hội còn trung thành với Chúa, để cùng ngài góp phần xây dựng một nền văn minh của tình yêu và sự sống.
- Ảnh trong bài: Vatican Media
Cùng chủ đề