- Chủ đề Author
- #1
Giáo hội Việt Nam chuẩn bị mừng kỷ niệm 500 hạt giống Tin mừng được gieo trên quê hương Việt Nam (1533-2033). Tuy vậy, theo thống kê, hiện nay, số tín hữu Công giáo tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 7% tổng dân số.
Nhiều năm qua, trong những nỗ lực chung, Giáo hội Việt Nam cũng đã có nhiều sáng kiến để loan báo Tin mừng, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Số giáo dân tiếp tục dẫm chân tại chỗ.
Ảnh: Fb Pham Tan
Có nhiều nguyên nhân làm cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam không đạt được kết quả như mong đợi.
Tình hình chính trị với chính sách hạn chế tôn giáo phát triển, nhất là sự phát triển về kinh tế, những khủng hoảng ngay trong nội bộ các tôn giáo làm cho con người hôm nay dửng dưng, đôi khi thù ghét tôn giáo.
Các vị lãnh đạo Giáo hội thiếu sự quan tâm hay chưa quan tâm đủ, chưa có những chiến lược cụ thể về truyền giáo hoặc giao phó việc truyền giáo cho một ai đó, và phủi tay, coi như xong nhiệm vụ.
Trong các nguyên nhân, có một nguyên nhân quan trọng, đó là Giáo hội Việt Nam dường như đang ngày càng "rút vào trong những vùng tiện nghi an toàn" với các cơ ngơi đồ sộ, "bắt tay với thế quyền", thiếu sự quan tâm và hiệp hành với những con người cùng khổ, những nạn nhân của bất công.
Tình hình chính trị với chính sách hạn chế tôn giáo phát triển, nhất là sự phát triển về kinh tế, những khủng hoảng ngay trong nội bộ các tôn giáo làm cho con người hôm nay dửng dưng, đôi khi thù ghét tôn giáo.
Các vị lãnh đạo Giáo hội thiếu sự quan tâm hay chưa quan tâm đủ, chưa có những chiến lược cụ thể về truyền giáo hoặc giao phó việc truyền giáo cho một ai đó, và phủi tay, coi như xong nhiệm vụ.
Trong các nguyên nhân, có một nguyên nhân quan trọng, đó là Giáo hội Việt Nam dường như đang ngày càng "rút vào trong những vùng tiện nghi an toàn" với các cơ ngơi đồ sộ, "bắt tay với thế quyền", thiếu sự quan tâm và hiệp hành với những con người cùng khổ, những nạn nhân của bất công.
Trong khi đó, việc dấn thân xã hội hay việc đem các giá trị Tin mừng vào các thực tại xã hội luôn là "hình thức cụ thể nhất của việc sống đời chứng nhân", cách thức quan trọng hàng đầu của việc truyền giáo.
Nói cách khác, “công cuộc phúc âm hóa và việc thăng tiến con người có một mối liên hệ sâu xa.” (Phaolô VI, Loan Báo Tin Mừng, #31)
Sở dĩ như vậy là bởi vì, những con người cần được Phúc âm hóa không phải là những con người trừu tượng, nhưng là những con người cụ thể, gắn với những môi trường kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể." Nhìn dưới khía cạnh thần học, những người này cần một ơn cứu độ toàn diện, nghĩa là “những hoàn cảnh rất cụ thể của sự bất công cần phải chấm dứt và sự công bình phải tái lập” cho họ. Điều quan trọng nhất đó là tình bác ái Kitô giáo không cho phép người Công giáo "dửng dưng với những hoàn cảnh bi thương của cuộc đời, những người đang phải chịu bất công, áp bức."
Ảnh: Fb Pham Tan
Vì thế, không thể chấp nhận quan niệm cho rằng, "việc loan báo Tin Mừng chẳng liên quan gì tới những vấn đề xã hội sôi nổi hiện nay. Một quan niệm như thế hoàn toàn xa lạ với “giáo lý Tin Mừng về tình yêu đối với tha nhân đang đau khổ hoặc thiếu thốn” (Phaolô VI, Tông huấn Loan Báo Tin Mừng, #31).
Trong thực tế, “chứng từ phúc âm cần thiết nhất cho thế giới này là chứng từ của việc quan tâm đến con người, cũng như đến đức bác ái đối với thành phần nghèo khó, thành phần yếu kém và những kẻ khổ đau... Việc dấn thân cho hòa bình, cho công lý, cho nhân quyền, và cho việc cổ võ nhân bản cũng là một chứng từ của Phúc Âm khi chứng từ đó nhắm đến việc phát triển con người toàn diện.” (Phaolô VI, Thông Điệp Populorum Progressio – 26/3/1967 – đoạn 21, 42: AAS 59 –1967 – 267f, 278.)
Nói cách khác, “công cuộc phúc âm hóa và việc thăng tiến con người có một mối liên hệ sâu xa.” (Phaolô VI, Loan Báo Tin Mừng, #31)
Sở dĩ như vậy là bởi vì, những con người cần được Phúc âm hóa không phải là những con người trừu tượng, nhưng là những con người cụ thể, gắn với những môi trường kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể." Nhìn dưới khía cạnh thần học, những người này cần một ơn cứu độ toàn diện, nghĩa là “những hoàn cảnh rất cụ thể của sự bất công cần phải chấm dứt và sự công bình phải tái lập” cho họ. Điều quan trọng nhất đó là tình bác ái Kitô giáo không cho phép người Công giáo "dửng dưng với những hoàn cảnh bi thương của cuộc đời, những người đang phải chịu bất công, áp bức."
Ảnh: Fb Pham Tan
Vì thế, không thể chấp nhận quan niệm cho rằng, "việc loan báo Tin Mừng chẳng liên quan gì tới những vấn đề xã hội sôi nổi hiện nay. Một quan niệm như thế hoàn toàn xa lạ với “giáo lý Tin Mừng về tình yêu đối với tha nhân đang đau khổ hoặc thiếu thốn” (Phaolô VI, Tông huấn Loan Báo Tin Mừng, #31).
Trong thực tế, “chứng từ phúc âm cần thiết nhất cho thế giới này là chứng từ của việc quan tâm đến con người, cũng như đến đức bác ái đối với thành phần nghèo khó, thành phần yếu kém và những kẻ khổ đau... Việc dấn thân cho hòa bình, cho công lý, cho nhân quyền, và cho việc cổ võ nhân bản cũng là một chứng từ của Phúc Âm khi chứng từ đó nhắm đến việc phát triển con người toàn diện.” (Phaolô VI, Thông Điệp Populorum Progressio – 26/3/1967 – đoạn 21, 42: AAS 59 –1967 – 267f, 278.)
Như vậy, luôn có một mối liên hệ sâu xa “giữa loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người, sự thăng tiến này bắt buộc phải được biểu hiện và phát triển trong mọi hoạt động loan báo Tin Mừng.”(Phanxicô, Miền Vui Tin Mừng, #178)
Nói cách khác, "các Kitô hữu và các cộng đồng Kitô hữu sẽ là dấu chỉ của Phúc âm khi tích cực đóng góp phần mình trong việc xây dựng đất nước, cũng như “khi họ trung thành với quê hương, dân tộc và văn hóa đất nước của mình.” Cách đặc biệt, “Giáo Hội được kêu gọi làm chứng cho Chúa Kitô bằng việc can đảm lên tiếng đối đầu với tình trạng băng hoại của quyền lực chính trị hay kinh tế; bằng cách không tìm kiếm vinh dự và giầu sang vật chất cho mình; bằng việc sử dụng các nguồn lợi của mình để phục vụ thành phần nghèo khổ nhất, và bằng việc bắt chước đời sống giản dị của Chúa Kitô.” (Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu độ, số 42.)
Ảnh: Fb Pham Tan
Nói cách khác, "các Kitô hữu và các cộng đồng Kitô hữu sẽ là dấu chỉ của Phúc âm khi tích cực đóng góp phần mình trong việc xây dựng đất nước, cũng như “khi họ trung thành với quê hương, dân tộc và văn hóa đất nước của mình.” Cách đặc biệt, “Giáo Hội được kêu gọi làm chứng cho Chúa Kitô bằng việc can đảm lên tiếng đối đầu với tình trạng băng hoại của quyền lực chính trị hay kinh tế; bằng cách không tìm kiếm vinh dự và giầu sang vật chất cho mình; bằng việc sử dụng các nguồn lợi của mình để phục vụ thành phần nghèo khổ nhất, và bằng việc bắt chước đời sống giản dị của Chúa Kitô.” (Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu độ, số 42.)
Ảnh: Fb Pham Tan
Tóm lại
Sứ vụ loan báo Tin Mừng không thể tách rời khỏi khỏi việc tích cực đem các giá trị Tin Mừng vào trong các thực tại xã hội. Nói cách khác, sứ vụ loan báo Tin Mừng luôn mang một chiều kích xã hội. Tuy nhiên, cần luôn ý thức để không rơi vào cơn cám dỗ hướng về một đấng mêsia chính trị, chỉ chú tâm tới nỗ lực giải phóng, tới những cuộc đấu tranh cho công lý hay cho nhân quyền mà quên đưa nhân loại tới với ơn cứu độ chung cục và khi đức tin bị biến thành một chủ trương mêsia trần thế, thì đó là một sự phản bội đối với Kitô giáo.
Phải làm gì?
Docat 30: Tin Mừng có đồng nghĩa với trợ giúp phát triển?
Trợ giúp phát triển và tuyên xưng đức tin phải đi đôi với nhau. Cùng với Phụng vụ và tuyên xưng, còn có lòng bác ái, hay tình thương thiết thực dành cho người lân cận, là một trong ba hoạt động cơ bản của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội chỉ tuyên xưng niềm tin, mà lại làm ngơ trước điều kiện sống thê thảm của con người, Giáo Hội đó phản bội Đức Kitô, Đấng đã chấp nhận và chữa lành cả thể xác lẫn tinh thần cho ai đến kêu xin, nam cũng như nữ, theo tính cách độc đáo của mỗi cá nhân và theo những nhu cầu xã hội của mỗi người. Thế nhưng nếu Giáo Hội chỉ thúc đẩy phát triển xã hội cho quần chúng thì Giáo Hội sẽ bỏ quên số phận của mỗi cá nhân - mà tự bản chất được kêu gọi hiệp thông vĩnh viễn với Thiên Chúa, và cũng bỏ sót phận sự thực hiện công bình đối với vận mệnh mang tính xã hội của con người với tư cách là chi thể trong Thân thể Đức Kitô. Tách rời thông điệp xã hội của Tin Mừng khỏi sứ điệp đức tin của Tin Mừng chẳng khác nào chia tách Tin Mừng của Đức Kitô làm đôi.