Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 14
- Chủ đề Author
- #1
“Ơ hay, tôi có lỗi gì đâu mà phải xin ?” Có hay không có lỗi thì bạn cũng nên lên tiếng ‘xin lỗi’, nó thể hiện cách ứng xử ‘vừa lòng người’ khiến chúng ta xuề xoà với nhau, miệng mỉm cười “không có chi!’
Ảnh: Canva
Lời nói không mất tiền mua, xin lỗi nằm trong ý tưởng này. Tuy nhiên, ‘xin lỗi’ trở thành khó nói với người trên, người lớn, người có địa vị (dù đạo hay đời). Tại sao lại khó nói ?
Vì làm lớn ở cương vị nào, thì họ là tấm gương bị soi chiếu: từng lời ăn tiếng nói, từng hành vi cử chỉ… Nhưng là ‘người lớn’ có đạo đức, thì sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng sửa sai, sẳn sàng xin lỗi, cả luôn sẵn sàng từ bỏ địa vị.
Tôi sực nhớ lại chuyện ‘hôn môi’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài hứng phải búa rìu dư luận:
Các hãng thông tấn: Reuters, NPR, CNN đưa tin: ngày 10 Tháng Tư 2023 Đức Đạt Lai Lạt Ma, 87 tuổi, phải lên tiếng xin lỗi sau khi một video xuất hiện cho thấy vị lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng này hôn môi một đứa trẻ và sau đó còn yêu cầu em “mút lưỡi thầy” (“suck my tongue”)…
Trong một tuyên bố ngày 10 Tháng Tư, văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông “muốn xin lỗi cậu bé và gia đình cậu, cũng như nhiều bạn bè của cậu trên khắp thế giới, vì những tổn thương mà lời nói đã gây ra,” và nói thêm rằng ông “lấy làm tiếc” về sự việc.
“Đức Đạt Lai Lạt Ma thường trêu chọc những người mà Ngài gặp một cách hồn nhiên và vui vẻ, ngay cả ở nơi công cộng và trước ống kính,” thông cáo viết. Lời xin lỗi của Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra sau khi đoạn video được tung lên mạng, ghi lại sự việc xảy ra tại thành phố Dharamshala vào Tháng Hai 2023. Trong video, người ta thấy cậu bé tiến lại gần Đạt Lai Lạt Ma, ngài hỏi: “Con có thể ôm thầy không?”. Đạt Lai Lạt Ma mời cậu bé lên sân khấu, chỉ vào má mình và nói: “Hôn chỗ này trước”. Sau đó, ông chỉ vào môi mình và nói: “Rồi hôn đây nữa”; và ông kéo cằm và hôn lên miệng cậu. Cuối cùng, Đạt Lai Lạt Ma nói “Mút lưỡi thầy đi” và ông thè lưỡi ra.
Vì làm lớn ở cương vị nào, thì họ là tấm gương bị soi chiếu: từng lời ăn tiếng nói, từng hành vi cử chỉ… Nhưng là ‘người lớn’ có đạo đức, thì sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng sửa sai, sẳn sàng xin lỗi, cả luôn sẵn sàng từ bỏ địa vị.
Tôi sực nhớ lại chuyện ‘hôn môi’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài hứng phải búa rìu dư luận:
Các hãng thông tấn: Reuters, NPR, CNN đưa tin: ngày 10 Tháng Tư 2023 Đức Đạt Lai Lạt Ma, 87 tuổi, phải lên tiếng xin lỗi sau khi một video xuất hiện cho thấy vị lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng này hôn môi một đứa trẻ và sau đó còn yêu cầu em “mút lưỡi thầy” (“suck my tongue”)…
Trong một tuyên bố ngày 10 Tháng Tư, văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông “muốn xin lỗi cậu bé và gia đình cậu, cũng như nhiều bạn bè của cậu trên khắp thế giới, vì những tổn thương mà lời nói đã gây ra,” và nói thêm rằng ông “lấy làm tiếc” về sự việc.
“Đức Đạt Lai Lạt Ma thường trêu chọc những người mà Ngài gặp một cách hồn nhiên và vui vẻ, ngay cả ở nơi công cộng và trước ống kính,” thông cáo viết. Lời xin lỗi của Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra sau khi đoạn video được tung lên mạng, ghi lại sự việc xảy ra tại thành phố Dharamshala vào Tháng Hai 2023. Trong video, người ta thấy cậu bé tiến lại gần Đạt Lai Lạt Ma, ngài hỏi: “Con có thể ôm thầy không?”. Đạt Lai Lạt Ma mời cậu bé lên sân khấu, chỉ vào má mình và nói: “Hôn chỗ này trước”. Sau đó, ông chỉ vào môi mình và nói: “Rồi hôn đây nữa”; và ông kéo cằm và hôn lên miệng cậu. Cuối cùng, Đạt Lai Lạt Ma nói “Mút lưỡi thầy đi” và ông thè lưỡi ra.
Ảnh: dcvonline.net
Cần nói thêm, với văn hóa Tây Tạng, lè lưỡi được coi là một cách chào truyền thống, bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại vào thế kỷ thứ 9 về một vị vua không được lòng dân có chiếc lưỡi màu đen. Khi nhà vua qua đời, người Tây Tạng bắt đầu để lộ lưỡi của họ để chứng tỏ rằng họ không phải là hiện thân của ông. Tuy nhiên, mút lưỡi dường như không phải là một phần của truyền thống văn hóa này.
Bất luận thế nào, sự việc là một xì căng đan mà những thế lực chính trị vốn thù ghét Đạt Lai Lạt Ma, đặc biệt Trung Quốc, sẽ tận dụng để làm hạ uy tín ông.
Tuy nhiên, cả thế giới lại càng kính trọng ngài vì thái độ chân thành của hai tiếng XIN LỖI toát ra từ môi miệng của ngài!
____________
Note: yêu thương chỉ xuất hiện trong cuộc sống khi chúng ta nghĩ đến những việc làm, những lời nói nói bình dị đơn sơ, ai cũng có thể thực hiện được, chúng ở trong tầm tay mỗi chúng ta ! Mời gọi sống theo chỉ dạy của ghxhcg, theo tôi, cần thích nghi với môi trường sống cụ thể của VN hiện nay, chúng ta hãy làm những việc - xã hội nhỏ mà có tính văn hoá cao - xin lỗi phải trở thành thói quen tốt trên môi miệng của tất cả mọi người.
Bất luận thế nào, sự việc là một xì căng đan mà những thế lực chính trị vốn thù ghét Đạt Lai Lạt Ma, đặc biệt Trung Quốc, sẽ tận dụng để làm hạ uy tín ông.
Tuy nhiên, cả thế giới lại càng kính trọng ngài vì thái độ chân thành của hai tiếng XIN LỖI toát ra từ môi miệng của ngài!
____________
Note: yêu thương chỉ xuất hiện trong cuộc sống khi chúng ta nghĩ đến những việc làm, những lời nói nói bình dị đơn sơ, ai cũng có thể thực hiện được, chúng ở trong tầm tay mỗi chúng ta ! Mời gọi sống theo chỉ dạy của ghxhcg, theo tôi, cần thích nghi với môi trường sống cụ thể của VN hiện nay, chúng ta hãy làm những việc - xã hội nhỏ mà có tính văn hoá cao - xin lỗi phải trở thành thói quen tốt trên môi miệng của tất cả mọi người.