Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
867
Đức Giáo hoàng Lêô XIV giải thích lý do chọn tông hiệu của ngài:
“Tôi đã chọn tông hiệu là Lêô XIV. Có nhiều lý do khác nhau cho quyết định này, nhưng chủ yếu là vì Đức Giáo hoàng Lêô XIII, trong Thông điệp lịch sử Rerum Novarum, đã đề cập đến vấn đề xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Trong thời đại hôm nay, Giáo hội tiếp tục trao ban kho tàng giáo huấn xã hội của mình cho toàn thể nhân loại, như một lời đáp trả trước cuộc cách mạng công nghiệp mới, cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo – vốn đang đặt ra những thách đố mới cho việc bảo vệ phẩm giá con người, công lý và lao động.” (Vatican News)

Qua lời này, Đức Giáo hoàng mới cho thấy tầm quan trọng của Giáo huấn xã hội Công Giáo (GHXHCG) – một kho tàng không chỉ mang tính truyền thống, mà còn sống động và cập nhật trong từng bước chuyển mình của nhân loại.​

phailamgi_Giáo huấn xã hội công giáo_cover.jpg

Ảnh: phailamgi

GHXHCG không phải là gì?

Theo linh mục Phan Tấn Thành, OP, trong tác phẩm Đời sống tâm linh – Tập 13: Mang Tin Mừng vào các thực tại trần thế, GHXHCG không nên bị hiểu lầm là:
  • Một tuyên ngôn chính trị hay cương lĩnh nhằm xây dựng một chế độ phù hợp với Đạo Công Giáo;​
  • Một học thuyết chính trị – kinh tế “trung dung” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội;​
  • Một cẩm nang dạy kỹ năng để thành công trong các hoạt động xã hội.​
GHXHCG không đưa ra giải pháp kỹ thuật, cũng không đóng vai trò như một “học thuyết đối kháng”. Vậy, GHXHCG là gì?​

GHXHCG là gì?

Cũng theo linh mục Phan Tấn Thành, “giáo huấn” hàm chứa hai đặc tính:​
  1. Mang tính mục vụ và đạo lý: Đây là một phần của sứ mạng giảng dạy chính thức của các giám mục, được xây dựng trên các nguyên tắc chắc chắn của Tin Mừng, chứ không phải ý kiến cá nhân.​
  2. Là một học thuyết mạch lạc: Bao gồm hệ thống các nguyên tắc, nhận định và định hướng gắn kết với nhau thành một tổng thể.​
Từ “xã hội” trong cụm từ GHXHCG cho thấy nội dung của nó bao trùm nhiều lĩnh vực:
Từ phẩm giá con người, lao động, gia đình, giáo dục, kinh tế – phát triển, cho đến chính trị, chiến tranh – hòa bình, môi trường sinh thái… Dù bàn đến các vấn đề rất “trần thế”, GHXHCG không hề tách rời khỏi đời sống đức tin. Trái lại, chính là nơi đức tin được cắm rễ và đơm hoa kết trái giữa lòng thế giới.
Trước những thách đố mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, GHXHCG không trở thành lỗi thời. Trái lại, nó cho thấy sức sống mãnh liệt của Tin Mừng khi được công bố và sống trong mọi thời đại – trong từng nhà máy, văn phòng, nghị viện, tòa soạn và không gian mạng.

phailamgi_Giáo huấn xã hội công giáo_cv.jpg
Ảnh chụp tại bệnh viện Chợ Rẫy - Tp.HCM (phailamgi)

Bạn đã từng đọc hoặc sống Giáo huấn xã hội của Giáo hội chưa?
GHXHCG không dành riêng cho các chuyên gia xã hội học hay chính trị, mà là hành trang thiết yếu cho mọi Kitô hữu sống giữa đời.​


Tài liệu tham khảo:
Phan Tấn Thành, OP, Đời sống tâm linh – Tập 13: Mang Tin Mừng vào các thực tại trần thế, Nhà xuất bản Phương Đông.​

Phải Làm Gì?
Docat 23: Mục đích của học thuyết xã hội là gì?
Học thuyết xã hội có hai mục đích:
1. Nêu những đòi hỏi về hành vi xã hội đúng đắn như xuất hiện trong Phúc Âm.
2. Nhân danh công lý, lên án những hành động và những thể chế xã hội, kinh tế hay chính trị đi ngược lại với sứ điệp Phúc Âm.
Đức tin Kitô giáo có một quan điểm rõ rệt về phẩm giá con người, và từ quan điểm này, đức tin Kitô giáo rút ra một số nguyên tắc, chuẩn mực, và nhận định về giá trị, mà có thể mang đến một trật tự xã hội tự do và công bằng. Dù các nguyên tắc của học thuyết xã hội có rõ ràng đến thế nào đi nữa, các nguyên tắc ấy vẫn cần phải được vận dụng thường xuyên vào các vấn đề xã hội hiện thời. Khi áp dụng học thuyết xã hội, Giáo Hội trở thành trạng sư của tất cả những ai, vì các nguyên nhân rất khác nhau, không thể lên tiếng và thường họ là những người bị ảnh hưởng nhất do những hành động và cơ chế bất công.​
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên