Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 14
- Chủ đề Author
- #1
Nhiều trang web và riêng Phailamgi.com đã có bài viết về nguồn gốc Cảnh hang đá Bêlem “Ý tưởng hang đá tái hiện khung cảnh Chúa Giáng sinh từ đâu ra?”, bài viết chia sẻ này không phải bổ sung mà cùng với bạn xác tín: cảnh hang đá Bêlem là có thật.
Thánh Phanxico Khó nghèo (như chính danh xưng của ngài) đã dựng hang đá Belem trong cảnh nghèo để ca tụng & tôn vinh Chúa – hoàn toàn khác với cảnh hang đá Bêlem mang tính nghệ thuật, hơn là, để thờ phụng tại các ngôi thánh đường!
Ảnh: Truyền thông Thái Hà
Xin nhớ cho: Giáng Sinh trước hết là của người Kito giáo. Tín hữu đến nhà thờ là để xác tín đức tin vào Mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể trong cảnh khó nghèo, để sống ‘khó nghèo’, trông chờ Chúa đến lần thứ hai ở ngày cánh chung. Tín hữu tập trung ở thánh đường dịp Giáng Sinh cũng để bày tỏ niềm vui qua những trang trí ở nhà thờ. Nhà thờ cần được trang trí đẹp nhưng không nên lạm dụng vẻ đẹp lộng lẫy bên ngoài để thi nhau phô trương trong khi còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh: thiếu ăn thiếu mặc.
----------------
Trong Kinh thánh chắc chắn có câu này của Isaia (1.3): “Con bò biết chủ, con lừa biết cũi chủ." Nhưng điều đó chẳng liên quan gì đến Giáng sinh cả! Mặt khác, thánh sử Luca nói rõ rằng Đức Maria đã sinh con trai đầu lòng; bà quấn con và đặt con vào máng cỏ (Lu-ca 2:7).
Truyền thống cho biết, từ xa xưa ở thế kỷ thứ 6, lễ kỷ niệm đêm Giáng sinh đầu tiên đã diễn ra tại Rome ở tại nhà thờ Đức Mẹ Maria, với các bức tượng: Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, con lừa và con bò. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 13, Thánh Phanxicô Assisi đã “phát minh” ra cảnh Chúa Giáng Sinh một cách sống động diễn ra trong một hang động ở Greccio Italia, nơi đó các môn sinh cùa ngài đã sống ẩn dật.
----------------
Trong Kinh thánh chắc chắn có câu này của Isaia (1.3): “Con bò biết chủ, con lừa biết cũi chủ." Nhưng điều đó chẳng liên quan gì đến Giáng sinh cả! Mặt khác, thánh sử Luca nói rõ rằng Đức Maria đã sinh con trai đầu lòng; bà quấn con và đặt con vào máng cỏ (Lu-ca 2:7).
Truyền thống cho biết, từ xa xưa ở thế kỷ thứ 6, lễ kỷ niệm đêm Giáng sinh đầu tiên đã diễn ra tại Rome ở tại nhà thờ Đức Mẹ Maria, với các bức tượng: Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, con lừa và con bò. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 13, Thánh Phanxicô Assisi đã “phát minh” ra cảnh Chúa Giáng Sinh một cách sống động diễn ra trong một hang động ở Greccio Italia, nơi đó các môn sinh cùa ngài đã sống ẩn dật.
Ảnh: Truyền thông Thái Hà
Giuse, Trinh Nữ Maria, các nhà thông thái, những người chăn cừu là do người dân trong làng thủ vai và các con vật là có thật. Thomas of Celano, người viết tiểu sử đầu tiên về Thánh Phanxico Assisi (hay Phanxico Khó nghèo), ghi chép rằng vị thánh đã thuyết giảng trong thánh lễ Giáng sinh và người ta thấy ngài nghiêng người về phía hang động và thật lạ lùng, mọi người thấy ngài đang bế một đứa trẻ trên tay. Sau đó, đứa trẻ được đặt vào hang. Dần dần, phong tục này lan rộng, dưới ảnh hưởng của các nhà truyền giáo dòng Phanxicô, ở Ý và Provence.
Bộ tượng Chúa Giáng sinh đầu tiên, xuất hiện trong các nhà thờ vào thế kỷ 16 ở Praha, do các tu sĩ Dòng Tên làm ra. Vào cuối thế kỷ 19, bộ tượng nho nhỏ được tạo hình bằng đất sét, có nguồn gốc từ Provence. Những bức tượng nhỏ này đại diện cho tất cả các ngành nghề truyền thống nhỏ. Do đó, cư dân của các ngôi làng được đại diện sẽ mang thành quả lao động của họ đến cho Hài nhi Giêsu. Những bộ tượng nhỏ này đã làm phong phú thêm cảnh Chúa Giáng sinh truyền thống.
Ngày nay ở Provence, lễ Giáng sinh là dịp để thợ lành nghề tạo nên nhiều bộ tượng rất đẹp mắt, dân chúng ăn mừng, nghe nhạc Giáng sinh và kể cho nhau nghe truyền thống Giáng sinh, họ xem ngày này là dịp để ước mong, cầu xin lời Thiên thần hát đêm Giáng sinh trở thành hiện thực: VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỚI – BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM.
Bộ tượng Chúa Giáng sinh đầu tiên, xuất hiện trong các nhà thờ vào thế kỷ 16 ở Praha, do các tu sĩ Dòng Tên làm ra. Vào cuối thế kỷ 19, bộ tượng nho nhỏ được tạo hình bằng đất sét, có nguồn gốc từ Provence. Những bức tượng nhỏ này đại diện cho tất cả các ngành nghề truyền thống nhỏ. Do đó, cư dân của các ngôi làng được đại diện sẽ mang thành quả lao động của họ đến cho Hài nhi Giêsu. Những bộ tượng nhỏ này đã làm phong phú thêm cảnh Chúa Giáng sinh truyền thống.
Ngày nay ở Provence, lễ Giáng sinh là dịp để thợ lành nghề tạo nên nhiều bộ tượng rất đẹp mắt, dân chúng ăn mừng, nghe nhạc Giáng sinh và kể cho nhau nghe truyền thống Giáng sinh, họ xem ngày này là dịp để ước mong, cầu xin lời Thiên thần hát đêm Giáng sinh trở thành hiện thực: VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỚI – BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM.
Xem: