Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,097
- Chủ đề Author
- #1
Thư chung tháng 10/2024 của Hội đồng Giám mục Việt Nam chọn chủ đề "Cùng nhau loan báo Tin mừng" làm chủ đề mục vụ của Giáo hội Việt Nam năm 2025; trong khi, sứ mạng loan báo Tin mừng là "bản chất của Hội thánh" đến độ "được rửa tội là được sai đi". Trong tinh thần hiệp thông với Giáo hội và để giúp nhau sống Năm thánh, chúng ta cùng nhìn lại cách sơ lược công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam qua bản nghiên cứu về "lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam" của Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R.
Giai đoạn khai sinh (1553 - 1659)
Giai đoạn này được phân chia thành hai giai đoạn: trước thế kỷ 17, còn gọi là “giai đoạn mò mẫm”(1) và từ đầu thế kỷ 17 trở đi, với sự xuất hiện của các linh mục, tu sĩ Dòng Tên vào năm 1615.
Theo các nhà sử học, trước thế kỷ 17, những gì được biết đến về lịch sử truyền giáo tại Việt Nam là sự xuất hiện của một thừa sai có tên là I-nê-khu theo thuyền buôn của người Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, năm 1533, lẻn vào làng Ninh Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ngày nay để truyền đạo.
Sự kiện này được ghi lại trong sách Khâm Định Việt Sử Thông giám Cương mục, là bộ sử được biên soạn dưới thời Nhà Nguyễn, do vua Tự Đức sai quốc sử giám biên soạn từ năm 1856-1884. Khi biên soạn sách và để giải thích cụm từ Gia-tô giáo trong một chỉ dụ cấm đạo của vua Lê Huyền Tông vào năm 1663, các nhà biên soạn sách cho biết, họ đã căn cứ trên “dã sử” – tức những ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian, chứ không có bất cứ bằng chứng sử liệu chắc chắn nào. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thương thuyền người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha liên tục có những chuyến hải trình thám hiểm Biển Đông từ đầu thế kỷ 16, thì sự xuất hiện của một vị thừa sai tại Việt Nam là điều dễ hiểu.(2)
Ngoài sự xuất hiện của thừa sai I-nê-khu, trong thế kỷ 16, lịch sử truyền giáo tại Việt Nam còn ghi nhận sự xuất hiện của các thừa sai dòng Phan Sinh, Dòng Đa Minh(3)và Dòng thánh Âu Tinh. Tuy nhiên, theo các nhà viết sử, các thừa sai trong giai đoạn này thường là những tuyên úy đi theo các thuyền buôn. Họ đến Việt Nam không vì lý do truyền giáo, nhưng là để phục vụ cho các thương nhân trên các thương thuyền;(4) hoặc nếu có sự truyền giáo nào, thì đó chỉ diễn ra cách cá nhân, nhỏ lẻ, chưa được tổ chức một cách qui mô như các linh mục Dòng tên sau này.
Theo các nhà sử học, trước thế kỷ 17, những gì được biết đến về lịch sử truyền giáo tại Việt Nam là sự xuất hiện của một thừa sai có tên là I-nê-khu theo thuyền buôn của người Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, năm 1533, lẻn vào làng Ninh Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ngày nay để truyền đạo.
Sự kiện này được ghi lại trong sách Khâm Định Việt Sử Thông giám Cương mục, là bộ sử được biên soạn dưới thời Nhà Nguyễn, do vua Tự Đức sai quốc sử giám biên soạn từ năm 1856-1884. Khi biên soạn sách và để giải thích cụm từ Gia-tô giáo trong một chỉ dụ cấm đạo của vua Lê Huyền Tông vào năm 1663, các nhà biên soạn sách cho biết, họ đã căn cứ trên “dã sử” – tức những ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian, chứ không có bất cứ bằng chứng sử liệu chắc chắn nào. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thương thuyền người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha liên tục có những chuyến hải trình thám hiểm Biển Đông từ đầu thế kỷ 16, thì sự xuất hiện của một vị thừa sai tại Việt Nam là điều dễ hiểu.(2)
Ngoài sự xuất hiện của thừa sai I-nê-khu, trong thế kỷ 16, lịch sử truyền giáo tại Việt Nam còn ghi nhận sự xuất hiện của các thừa sai dòng Phan Sinh, Dòng Đa Minh(3)và Dòng thánh Âu Tinh. Tuy nhiên, theo các nhà viết sử, các thừa sai trong giai đoạn này thường là những tuyên úy đi theo các thuyền buôn. Họ đến Việt Nam không vì lý do truyền giáo, nhưng là để phục vụ cho các thương nhân trên các thương thuyền;(4) hoặc nếu có sự truyền giáo nào, thì đó chỉ diễn ra cách cá nhân, nhỏ lẻ, chưa được tổ chức một cách qui mô như các linh mục Dòng tên sau này.
Dâng hoa tháng Đức Mẹ tại Giáo xứ Trà Lũ - GP Bùi Chu
Sự xuất hiện của các linh mục tu sĩ Dòng Tên đầu thế kỷ 17 đánh dấu một thời kỳ mới của công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, mà tên tuổi của họ còn lưu danh tới ngày nay với nhiều công trình lưu danh hậu thế, như chữ Quốc Ngữ, tổ chức các thầy giảng, tổ chức mô hình giáo xứ(5); đồng thời, các ngài cũng mang vào xã hội Việt Nam những giá trị của dân chủ, của tự do, những thành tựu của văn minh đương thời. Nổi bật trong số họ là các thừa sai Francesco Buzomi, Diego Carvalho và các tu sĩ Dòng tên tại Cửa Hàn, Đà Nẵng; tiếp theo là các thừa sai Francesco Pina, Christopho Borri, nhất là Alexandre de Rhodes.
Cần biết, thời điểm các linh mục tu sĩ Dòng Tên truyền giáo tại Việt Nam là giai đoạn đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai khu vực thù nghịch nhau, với sông Gianh là biên giới tạm thời. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Vì thế, việc truyền giáo có những thuận lợi, nhưng cũng đầy những khó khăn nội tại.
Theo thống kê, từ năm 1615 cho tới 1665 đã có 25 linh mục và 5 trợ sĩ Dòng Tên hoạt động ở Đàng Trong và từ năm 1626 – năm các thừa sai Dòng Tên lần đầu đặt chân tới Đàng Ngoài, đến năm 1663, đã có tất cả 39 linh mục và một thầy trợ sĩ có mặt tại Đàng Ngoài.(6) Và, sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài và 50 truyền giáo ở Đàng Trong, các thừa sai Dòng tên đã tạo nên cho Giáo Hội Việt Nam những cộng đồng Kitô hữu đông đúc, sống động, có tổ chức, được trang bị để tồn tại và phát triển, với ít nhất khoảng 100.000 tín hữu, (7) ở rải rác khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam, làm nền tảng cho một Giáo hội cơ cấu được hình thành vào giai đoạn tới.
Chú Thích:
- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Việt Nam 2016, 174.
- x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo ở Việt Nam, tập I, 24-25.
- Lịch sử Dòng Đa Minh cho biết, các linh mục tu sĩ dòng Đa Minh đến Việt Nam vào thế kỷ 16 không nhiều, chỉ có khoảng 9 hay 10 vị thừa sai tại Đông Dương và chủ yếu hoạt động tại Hà tiên, nhất là Cao Miên.
- x. Christopho Borri, Bản Tường Trình Về Sứ Mạng Mới Của Các Linh Mục Thuộc Phái Đoàn Dòng Tên Ở Vương Quốc Đàng Ngoài, trong Những Người Bạn Cố Đô Huế, quyển XVIII, tập 31, Bản dịch Việt Ngữ (Nxb. Thuận Hóa), 415.
- Ngay từ thời các thừa sai Dòng Tên, các giáo hữu đã có thói quen đọc kinh sáng tối trong gia đình, và đọc kinh, học bổn trong nhà thờ vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng, dù có linh mục hay không” (x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập I, 194).
- x. Công giáo và Dân tộc, Công Giáo Việt Nam Sau Quá Trình 50 Năm (1945-1995), 86.
- Về con số các tín hữu do Dòng Tên truyền giáo chỉ là con số ước tính. Số các tín hữu có thể cao hơn, nhưng không có gì chắc chắn vì có sự sai chạy con số trong các báo cáo. Con số ước định ít nhất 100.000 tín hữu là số liệu do các thừa sai Ba lê công bố khi tiếp nhận sứ vụ tại Việt Nam năm 1663. Do vào thời điểm này, chưa có tổ chức thống kê khoa học như ngày nay, nên mọi con số là tương đối và chỉ có giá trị tham khảo. Hơn nữa, cho tới nay, các nhà sử học không tìm thấy bất cứ tài liệu nào của các thừa sai Dòng tên đương thời nói về con số tín hữu ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài vào lúc các ngài bị trục xuất năm 1773 (x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo tại Việt Nam, tập I (Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2008),175-195).
Cùng chủ đề