“Hóng Drama” – Khi Virus vô bổ truyền cho người trẻ

5.00 star(s) 3 Votes
Thành viên
Tham gia
17/12/24
Bài viết
93

Tối ngày 28/3/2025, hàng triệu bạn trẻ, canh lúc 1 giờ sáng, lẽ ra hoặc là đi ngủ để sáng mai đi làm sớm, hoặc là đang vất vả đèn sách cho tương lai tương sáng, nhưng thức khuya để theo dõi một phiên livestream vô bổ, (chưa muốn nói là độc hại với những sự lệch lạch về cách sống của những người trong cuộc). Phiên livestream xoanh quanh câu chuyện tình ái của những người trong cuộc. Người ta ghi nhận, có lúc phiên live thu hút tới 4 triệu lượt xem cùng lúc. Con số đáng báo động!.​


PHAILAMGI_hong dramma.jpg

Những con rối của “drama”

Người ta thống kê, anh bạn nam chính trong phiên live đó có thể thu về cả trăm triệu từ các phiên livestream về chính “drama” lăng nhăng tình ái của mình. Thị phi không chỉ là chuyện phiếm để giải trí, mà đã trở thành một thứ hàng hóa sinh lợi. Các nền tảng mạng xã hội, những nhà sáng tạo nội dung và thậm chí cả những người nổi tiếng đều đã nhìn ra điều đó. Một kịch bản quen thuộc diễn ra: Một nhân vật nổi lên nhờ một phát ngôn gây tranh cãi, cộng đồng mạng lập tức lao vào bàn tán, tranh luận kịch liệt. Người trong cuộc tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa” để kéo dài sự kiện. Kênh của họ tăng follow, nhãn hàng đổ tiền quảng cáo, tiền cứ thế chảy vào túi.

Và bạn trẻ ơi – những người đã dành hàng giờ theo dõi drama ấy – nhận lại được gì? Không gì cả. Chỉ là một tâm trí mệt mỏi, một buổi tối hoang phí, và có thể là thêm chút bực dọc vì những lời lẽ kích động vừa nghe được. Không ngoa, bạn đang là con rối của những “drama”.

Lạc lối giữa cơn lốc cảm xúc

Nguy hiểm hơn, sự bành trướng những “drama” đang làm suy giảm tư duy của cả một thế hệ trẻ. Trong mắt họ, giá trị của một câu chuyện không còn được đo bằng sự thật hay tầm quan trọng của nó mà chỉ dựa trên mức độ giật gân. Một tin tức khoa học đột phá có thể bị ngó lơ, nhưng một vụ bóc phốt tình ái chắc chắn sẽ được nhắc đến khắp nơi.

Những nội dung này khiến người trẻ sống trong trạng thái kích động liên tục. Cảm xúc con người không phải là vô hạn. Việc ngày nào cũng bị cuốn vào những cuộc tranh cãi sẽ dẫn đến căng thẳng, mất tập trung, thậm chí dễ cáu giận và khó kiểm soát suy nghĩ.

Nghiêm trọng hơn, người trẻ dần bị cuốn vào vai trò “nô lệ cảm xúc”, vô thức phục vụ cho mục tiêu kiếm tiền của những kẻ trục lợi từ nền kinh tế thị phi. Mỗi cú click, mỗi dòng bình luận tranh cãi đều góp phần làm đầy túi tiền của ai đó mà chính bạn chẳng hề nhận ra.

Thức tỉnh đi….!

Có lẽ đã đến lúc người trẻ cần tỉnh táo để đặt câu hỏi: Thời gian của mình có đáng để tiêu tốn vào những điều vô bổ? Mình đang thực sự chọn lọc thông tin hay chỉ bị cuốn theo đám đông? Có điều gì quan trọng hơn mà mình đang bỏ lỡ không?

Cuộc sống có rất nhiều điều giá trị đang chờ bạn khám phá. Thay vì dành hàng giờ cho những màn cãi vã vô nghĩa, hãy thử dành thời gian đọc một cuốn sách hữu ích, học một kỹ năng mới hay trò chuyện với những người mang đến cho bạn giá trị tích cực. Bởi lẽ, nếu bạn không chủ động chọn lọc những gì đi vào đầu mình, thì sẽ luôn có kẻ sẵn sàng làm điều đó thay bạn – và lúc đó, bạn chỉ là con rối, để họ bơm những thứ “virus” độc hại cho bạn mà thôi. Virus có thể khiến cơ thể bạn suy yếu trong một thời gian, nhưng một tư duy bị bào mòn bởi những điều vô bổ sẽ khiến bạn “yếu” cả đời. Đừng để mình trở thành con mồi. Đừng để những điều nhảm nhí có sức mạnh hủy hoại bạn hơn cả virus.​
 

Học DOCAT qua những câu chuyện: Ngày chủ nhật đặc biệt. Phailamgi.com | Một ngày Chủ Nhật, Nam thấy bố chuẩn bị đi làm sớm. Cậu thắc mắc hỏi: "Bố ơi, hôm nay là Chủ Nhật mà, sao bố lại đi làm? Chủ Nhật không phải là ngày nghỉ sao?" Bố nhìn Nam, rồi ngồi xuống bên cạnh và nói: "Đúng vậy, Chủ Nhật là ngày nghỉ, ngày của Chúa. Hôm nay bố chỉ vào công ty để lấy vài tài liệu cần thiết cho tuần tới thôi. Nhưng con biết không, ngày Chủ Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta." Nam tò mò: "Quan trọng như thế nào hả bố?"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên