Khi hình ảnh Giáo hội lên trang nhất, chúng ta đừng để bị lừa

5.00 star(s) 1 Vote
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
888

Vào những ngày này, khi từ báo in đến truyền thông kỹ thuật số liên tục đưa tin về mật nghị bầu Giáo hoàng, về Đức tân giáo hoàng Lêô XIV, người Công giáo dễ cảm thấy một chút hãnh diện vui mừng.​

Một Giáo hội đang bị coi là lỗi thời, bị thế tục hóa, bị lãng quên — bỗng chốc trở thành tâm điểm của truyền thông toàn cầu. Cả nước Pháp thế tục như bị gián đoạn dòng tin về Donald Trump để ngoái nhìn về Rôma. Các từ khóa như “conclave”, “pope election”, “Sistine Chapel”, Pope Leone" leo lên xu hướng tìm kiếm. Một số người thậm chí có thể thốt lên “Alleluia!”​


Phailamgi_Khi Giáo hội lên trang nhất, chúng ta đừng để bị lừa_cv.jpg

Ảnh: Hadrian I Shutterstock

Nhưng chúng ta đừng vội mừng. Cũng như những lần Giáo hội xuất hiện dày đặc trên truyền thông vì các vụ bê bối lạm dụng tình dục, những hào quang truyền thông hôm nay cũng có thể là con dao hai lưỡi. Phải chăng là thiện chí tìm hiểu? Hay chỉ là cơn sốt tạm thời? Là sự tò mò lành mạnh, hay là thói quen tiêu thụ tin tức vô thưởng vô phạt?

Giữa bầu không khí đó, các báo đài — kể cả truyền thông Công giáo — vẫn có thể rơi vào những lối mòn cũ: chia phe, đóng khung, giật tít. Những người theo xu hướng cải cách hay truyền thống, cánh tả hay cánh hữu, cấp tiến hay bảo thủ, “đồng cảm với người đồng tính” hay “cứng nhắc với luân lý”... đều được gắn mác và đưa vào thế đối lập, khiến Giáo hội bị biến thành một bãi chiến trường ý thức hệ. Trong khung hình đó, đâu là khuôn mặt thật của Giáo hội?

Một số người lý luận rằng: “Dù sao thì càng nhiều báo chí quan tâm, càng chứng tỏ Giáo hội còn sức sống.” Nhưng triết gia truyền thông Marshall McLuhan đã cảnh báo: “Thông điệp thật sự chính là phương tiện truyền tải.” Nói cách khác, việc truyền thông quan tâm đến mật nghị có thể không vì họ muốn hiểu sâu hơn về Giáo hội, mà vì đây là một sự kiện giải trí hấp dẫn — không khác gì chung kết World Cup. Khi tân Giáo hoàng xuất hiện trên ban công Đền Thờ Thánh Phêrô, đó cũng có thể chỉ là khoảnh khắc để… khép lại một tập phim và chờ tập tiếp theo.

Phailamgi_Khi Giáo hội lên trang nhất, chúng ta đừng để bị lừa_cv1.jpg
Ảnh chụp màn hình

Trước những suy đoán, cá cược, dự đoán về "vị Giáo hoàng lý tưởng", và "đường hướng mục vụ của ngài," có lẽ nên nhớ đến câu trả lời bất ngờ của Michel Houellebecq – một nhà văn không mấy thân thiện với Giáo hội. Khi được hỏi về việc liệu Giáo hoàng có đang đi chệch hướng, ông trả lời: “Trong dòng chảy dài của lịch sử Kitô giáo, một vị giáo hoàng chưa đạt kỳ vọng cũng chẳng phải điều quá nghiêm trọng.” Một lời phát biểu vừa dửng dưng vừa sâu sắc: Giáo hội không đứng vững vì một cá nhân, mà là vì đức tin của toàn thể Dân Chúa.

Bởi lẽ chính Chúa Giêsu đã nói không chỉ với thánh Phêrô, mà với mọi môn đệ: “Nếu anh em có đức tin bằng hạt cải, anh em có thể khiến núi rời chỗ.” (Lc 17, 6)

Nếu Giáo hội tồn tại được hơn hai ngàn năm qua, thì đó không chỉ vì những vị giáo hoàng xuất chúng, mà còn là nhờ hàng triệu Kitô hữu âm thầm sống đức tin giữa đời thường. Và cũng bởi niềm tin ấy, hôm nay chúng ta mới có một mật nghị để cầu nguyện, để lắng nghe Chúa Thánh Thần, và để thấy ngài vẫn đang hoạt động qua sự kiện Đức tân giáo hoàng được chọn.​

Bài viết được biên tập lại theo nguồn: Quand l’Église fait la Une, ne soyons pas dupes; Aleteia France.
 

Hội thảo loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên AI tại Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội | PhaiLamGi | “Trí tuệ nhân tạo – Cánh cửa mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng”. Với thao thức cho công cuộc truyền giáo trong thời đại mới, Học viện Thần học Thánh Phê-rô Lê Tuỳ kết hợp với Công ty Tập đoàn Hyperlution tổ chức chương trình hội thảo Loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên