Nếu cái chết là hết, đâu là ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống?

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
77

Tin nữ sĩ Quỳnh Dao qua đời ngày 4/12 tại nhà riêng ở Đài Loan gây chấn động nhiều người, nhiều giới trong xã hội trong và ngoài nước. Rất tỉnh táo và an nhiên, bà đã tiên lượng về cái chết của mình có thể gây sốc, gây thắc mắc và phiền muộn cho nhiều người. Thế nên, trong bức thư cuối cùng gửi tới bạn bè, người ái mộ, bà viết: "Đừng khóc, đừng buồn, đừng đau lòng vì tôi. Tôi đã nhẹ nhàng bay đi", như một người tự do làm chủ bản thân mình và tự quyết về cuộc đời mình.​


phailamgi_Nếu cái chết là hết, đâu là ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống_cv1.jpg

Nhà văn Đài Loan nổi tiếng Quỳnh Dao. Ảnh: nguoiduatin.vn

Nếu cuộc sống, với bà, “nguyện là ánh lửa, cháy tới phút cuối cuộc đời”, thì lúc cuối đời, cái chết, “nguyện là hoa tuyết, lất phất rơi, hóa thành cát bụi”. Bà cho mọi người thấy ý nghĩa trong cuộc sống và hài lòng với những gì mình đã chọn lựa. Dù biết mọi việc trên đời không hoàn hảo, nhưng bà không cầu toàn mà biết “điểm dừng” của mình, bà nói: “Tôi lựa chọn qua đời vì tôi đã ở trạm cuối cùng”. Vì từ năm 2019, Đài Loan cho phép trợ tử theo ý của bệnh nhân, không cần bác sĩ hay người nhà quyết định, bà viết: “Đối với tôi, đây là một tin vui”.

Tháng 3/2017, công khai bức thư dặn dò con cháu sau khi bà mất, bà viết “Đừng để mẹ thành bà già ốm yếu muốn sống không được, muốn chết cũng không xong. Nếu làm thế, các con mới là đại bất hiếu”. Bà muốn thực hiện “quyền được chết” và không muốn mai táng theo bất kỳ nghi thức tôn giáo nào. Bà muốn mọi việc diễn ra lặng lẽ, đơn giản vì cho rằng: “Cái chết là việc riêng, đừng làm phiền người khác, cũng đừng làm phiền những người yêu mến mẹ. Nếu thật lòng yêu mẹ, họ sẽ hiểu cho mẹ... Mẹ chẳng có gì cả lúc chào đời thì lúc đi cũng mong được đơn giản gọn ghẽ, sau này”.

Nhiều người khâm phục bà can đảm, trung thực, và quyết đoán am tường triết lý và nhân sinh. Người ta sẽ nhớ đến bà qua những tác phẩm bà để lại cho hậu thế.

phailamgi_Nếu cái chết là hết, đâu là ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống_1.jpg

Đứng trên quan điểm Kitô giáo, nhân sự kiện này, Kitô hữu tự hỏi ý nghĩa của sự chết là gì?​

Ngày nay, người ta xem chết dường như là việc xuống cấp tàn tạ về thể xác. Tuy nhiên, chết là một phần mang tính quyết định của cuộc đời, và đối với nhiều người, là bước đi đến sự trưởng thành cuối cùng. Người Kitô hữu xem cuộc sống là một quà tặng. Tư tưởng này giúp người ta tín thác ngay cả trong những giờ hấp hối đầy nhọc nhằn. Chúng ta biết mình luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa yêu thương, và hy vọng rằng cái chết không đặt dấu chấm hết mà chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để bước vào đời sống vĩnh cửu. Điều này mang lại cho kinh nghiệm đau khổ một khía cạnh hoàn toàn khác. Nhiều lần những người thực hiện công tác mục vụ nhận thấy rằng niềm hy vọng đó an ủi cả những người dường như không có niềm tin tôn giáo đang đối mặt với cái chết. Trong tư cách là một người đang đau khổ và sắp chết, Đức Kitô đặc biệt gần gũi với chúng ta. (Docat #83)

Điều đó chứng tỏ rằng, Kitô giáo xem sự sống là món quà vô giá từ Thiên Chúa, con người cần ý thức về việc trân trọng, bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Chỉ có Thiên Chúa mới có thẩm quyền quyết định sự sống và cái chết, chứ không phải con người.

“Quyền được chết” nói ở đây được một số nước công nhân, thực hiện dưới hai hình thức an tử và trợ tử. An tử là hành động giết người, dù với sự đồng ý của bịnh nhân hoàn toàn tỉnh tào, để giảm bớt sự đau đớn quá sức họ. Trợ tử là một hành vi người trợ giúp cho một bệnh nhân đủ nhận thức, chấp nhận cái chết như một sự giải thoát. Quyền được chết với hai hình thức đều không phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh.

Đối với Kitô giáo, đau khổ không phải là điều vô nghĩa, cần phải loại bỏ bằng mọi giá, theo ý muốn riêng mình, nhưng đó là cơ hội để kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, sinh ơn cứu độ cho mình và cho thế giới. Vì thế sự đau khổ của nữ sĩ Quỳnh Dao dù liên quan đến tuổi già, bệnh tật, hoặc chấp nhận chấm dứt cuộc đời đi vào cõi hư vô để không làm phiền ai, là một thực tế nhân sinh, nhưng không đúng với quan điểm đức tin Kitô giáo: nhấn mạnh rằng, mỗi tín hữu cần trân trọng sự sống và thấu hiểu nỗi đau của người khác, về thể lý cũng như tinh thần, mang tình yêu và hy vọng đến với họ, giúp họ tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong ánh sáng của Chúa.​

Phải làm gì?​

Docat 83: Theo quan điểm Kitô giáo, ý nghĩa của sự chết là gì?

Ngày nay, người ta xem chết dường như là việc xuống cấp tàn tạ về thể xác. Tuy nhiên, chết là một phần mang tính quyết định của cuộc đời, và đối với nhiều người, là bước đi đến sự trưởng thành cuối cùng. Người Kitô hữu xem cuộc sống là một quà tặng. Tư tưởng này giúp người ta tín thác ngay cả trong những giờ hấp hối đầy nhọc nhằn. Chúng ta biết mình luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa yêu thương, và hy vọng rằng cái chết không đặt dấu chấm hết mà chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để bước vào đời sống vĩnh cửu. Điều này mang lại cho kinh nghiệm đau khổ một khía cạnh hoàn toàn khác. Nhiều lần những người thực hiện công tác mục vụ nhận thấy rằng niềm hy vọng đó an ủi cả những người dường như không có niềm tin tôn giáo đang đối mặt với cái chết. Trong tư cách là một người đang đau khổ và sắp chết, Đức Kitô đặc biệt gần gũi với chúng ta.​
 

Người trẻ nói gì về Loan Báo Tin Mừng?

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên