Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,079
- Chủ đề Author
- #1
Từ câu chuyện một người mẹ không đóng 100.000 đồng quỹ hội phụ huynh khiến con phải ngồi nhìn các bạn ăn liên hoan cuối năm thấy được, một xã hội thật sự nhân đạo, chỉ có công bằng thôi là chưa đủ.
Ảnh minh họa: futureparenting.cwgv.com.tw
Theo báo Dân Trí, một bài đăng của một phụ huynh về vấn đề quỹ hội phụ huynh cho con học lớp 1 được mạng xã hội xôn xao.
Trong bài đăng đó có viết, lớp của con chị này có 2 loại quỹ là quỹ lớp và quỹ phụ huynh. Người mẹ chỉ tham gia quỹ lớp vì cho rằng quỹ phụ huynh là không ép buộc, ai thích đóng thì đóng, không thì thôi.
Lớp có 32 học sinh, mỗi người đóng 100.000 đồng/năm, thêm phụ huynh khác ủng hộ 300.000 đồng nên tổng quỹ hội phụ huynh có 3.400.000 đồng. Theo tổng kết, học kỳ I chi hết 718.000 đồng, học kỳ II chi hết 893.000 đồng, còn lại 1.789.000 đồng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh dự chi liên hoan cuối năm cho 31/32 học sinh, mỗi em 40.000 đồng; số tiền còn lại 549.000 đồng để khen thưởng, động viên cuối năm cho học sinh.
Chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu như trong buổi liên hoan cuối năm học của lớp, con của chị phải ngồi nhìn các bạn và một số giáo viên ăn vì mẹ không đóng quỹ phụ huynh.
Người mẹ này chia sẻ, khi về nhà, con còn hỏi: "Mẹ ơi sau này lên lớp 2 con có được ăn liên hoan không" khiến chị vừa thương, vừa bức xúc.
Bữa tiệc do phụ huynh chuẩn bị. Ảnh: Báo Dân trí
Khi nhìn vào câu chuyện trên, người đọc không khỏi bức xúc với hành động của cô giáo đối với một đứa bé chỉ vừa mới học xong lớp một, hệ lụy có thể rất lớn. Việc bị phân biệt đối xử có thể khiến đứa trẻ cảm thấy mình kém cỏi, mất tự tin, ảnh hưởng tới khả năng hòa nhập và phát triển cá nhân. Đặc biệt, việc phân biệt đối xử này có thể dẫn tới stress và trầm cảm ở lứa tuổi rất sớm, do trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, gây tổn thương lâu dài tới sức khỏe tinh thần.
Bên cạnh đó, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo cho rằng: “Tình yêu cao hơn công bằng, vì tình yêu thì nhẫn nhục, hiền hậu” (1 Cr 13,4). Lòng thương xót phải thêm vào công bằng, thì xã hội mới thực sự công bằng” (Docat #111)
Thật vậy, tầm nhìn Ki-tô giáo và kinh nghiệm của con người chứng tỏ rằng: “Tự một mình nó, công bằng thôi chưa đủ. Công bằng có thể phản bội chính mình trừ khi nó biết mở ra cho một sức mạnh sâu xa hơn, đó là tình yêu.” (TLHT #203)
Không có tình yêu, thì sẽ không có sự thương lượng hay cam kết nào sẽ thuyết phục được con người và các dân tộc sống trong sự hợp nhất, trong tình anh em và trong hòa bình. (TLHT #207)
Phải làm gì?
Docat 111: Vì sao chỉ có công bằng thôi thì chưa đủ?
Tình yêu cao hơn công bằng, vì tình yêu thì “nhẫn nhục, hiền hậu” (1Cr 13,4). Lòng thương xót phải được thêm vào công bằng, thì xã hội mới thật sự nhân đạo. Công bằng xã hội còn chưa đủ để con người có thể cùng chung sống, nói chi đến công bằng pháp luật, vì không nền pháp chế nào có khả năng làm phát sinh nơi người ta thiện ý dành cho nhau. Công bằng pháp lý chỉ có thể trừng phạt những tội phạm đến phẩm giá con người, và giúp cải huấn hành vi, nhưng tình bác ái xã hội mới giải phóng những nguồn lực sáng tạo hướng đến công ích, và nhờ đó mà hướng đến thiện ích toàn diện cho tất cả mọi người. Điều này bao gồm những cấu trúc ngay chính cho phép lòng thương xót có mặt. Tuy nhiên, lòng thương xót không thể thay thế công bằng, vì đây là một đòi hỏi luân lý cơ bản. Người ta chỉ có thể kêu gọi lòng thương xót; nhưng bị buộc phải thực thi công bằng.