Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,103

Ngoại tình trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả tàn khốc, gây ra những nỗi đau khủng khiếp được coi là tồi tệ hơn cái chết cho người phối ngẫu. Nhiều cặp vợ chồng không vượt qua được điều đó, khiến hôn nhân kết thúc một cách cực kỳ đau đớn, đặc biệt là nếu có liên quan đến con cái. Có những người vượt qua được nhưng chỉ như những người bị trôi dạt để dòng nước cuốn đi bất cứ đâu và cuối cùng sống một cuộc hôn nhân thực sự đã chết. Tuy nhiên, cũng có những chọn cách tha thứ, hôn nhân chẳng những được cứu vãn, mà còn như một cuộc sống mới được mở ra.​


phailamgi_Ngoại tình và việc tha thứ cho người ngoại tình_cv1.jpg
Ảnh: Getty Images

Đàn ông và phụ nữ sống trong kinh nghiệm của tội lỗi. Hôn nhân phải chịu hậu quả của kinh nghiệm này, nhưng Chúa Giêsu đến với chúng ta và nâng hôn nhân trở thành một Bí Tích, ban cho chúng ta ân sủng để chiến đấu chống lại mọi khó khăn. Ngoại tình là một trong số đó.

Sự không chung thủy đã tồn tại ngay từ thuở ban đầu. Thiên Chúa, biết rõ bản chất của tội lỗi, cảnh báo chúng ta hai lần về những cạm bẫy mà chúng ta có thể gặp phải trong khía cạnh này. Điều này được đề cập trong 10 điều răn: Số 6: "Chớ làm sự dâm dục" và số 9: "Chớ muốn vợ chồng người. Cả trong hành động và trong suy nghĩ. Cả hai đều mạnh mẽ như nhau và đều gây ra nỗi đau như nhau. Điều này quan trọng cần phải nhớ. Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Bên cạnh đó, không có sự phân biệt giới tính trong việc ngoại tình, vì cả hai đều như nhau. Người ta nói rằng phụ nữ không chung thủy vì họ tìm kiếm sự kết nối thân mật và nam giới thì không thể duy trì sự kết nối như vậy. Đàn ông khoe khoang về những chiến tích của mình, phụ nữ thì im lặng về những khao khát của họ. Sự hiểu biết cá nhân và nhận thức về những khác biệt của chúng ta là chìa khóa để hiểu những cám dỗ và sự sa ngã của chúng ta.

phailamgi_Ngoại tình và việc tha thứ cho người ngoại tình_cv2.jpg
Ảnh: Henri Pham/Unsplash

Ước muốn ngoại tình có thể nằm im trong mỗi chúng ta, nhiều lần nó là phản ứng đối với những vấn đề chưa được giải quyết giữa vợ chồng. Để sự đơn điệu chiếm ưu thế hoặc ở trong một tình huống đau đớn có thể làm chúng ta mất đi ý nghĩa của cuộc sống và việc ngoại tình xuất hiện như một cửa sổ đầy cảm xúc khiến chúng ta cảm thấy “sống” lại.

Ngoại tình không liên quan nhiều đến người phối ngẫu của chúng ta. Nó liên quan nhiều hơn đến chính chúng ta, đến những nhu cầu của chúng ta và những câu chuyện cá nhân chưa được hòa giải của chúng ta. Ngoại tình liên quan nhiều đến khao khát hơn là tình dục. Khao khát được lắng nghe, khao khát được quan tâm, khao khát được cảm thấy có giá trị và quan trọng, khao khát được tôn trọng. Chính sự thiếu thỏa mãn những khao khát đó đã gây ra và duy trì một mối quan hệ ngoài luồng.

Bạn muốn những gì bạn không thể có và điều đó khiến nó thậm chí còn trở nên khao khát hơn, giống như người nghiện thuốc. Tuy nhiên, vì chúng ta có lương tâm, chúng ta có thể đào luyện để chống lại sự cám dỗ mà những khao khát này mang lại cho chúng ta. Chúng ta có thể lấp đầy những nhu cầu đó, không phải với người phối ngẫu hoặc một mối quan hệ ngoài luồng, mà bằng tình yêu của Thiên Chúa. Không ai có thể đáp ứng được những khao khát sâu thẳm nhất của trái tim chúng ta. Đó là điều mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm.

phailamgi_Ngoại tình và việc tha thứ cho người ngoại tình_1.jpg
Ảnh: Unsplash+

Tha thứ​

Trong bối cảnh xã hội ngày nay, tha thứ cho người ngoại tình thường phải đối mặt với sự chống đối từ những người không hiểu sự tha thứ. Trong một thế giới mà tất cả những gì quan trọng là hạnh phúc và hạnh phúc như vậy có nghĩa là không có đau đớn và hy sinh, việc tha thứ một mối quan hệ ngoài luồng là điều dành cho những người điên: “Nhưng, bạn ngốc à???”, “Kẻ lừa dối không bao giờ thay đổi”, “Anh ta quay lại vì cô ta không còn yêu anh nữa”.

Nhưng sự tha thứ tồn tại, hơn nữa, đó là ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta trong Bí Tích Hôn Nhân. Tha thứ không có nghĩa là phớt lờ những gì đã xảy ra và trở lại như trước khi tất cả bắt đầu. Loại tha thứ này đòi hỏi sự cam kết và tái thiết. Bước đầu tiên là người phối ngẫu không chung thủy nhận ra nỗi đau mà họ đã gây ra cho gia đình, sẵn sàng và mở lòng để tái xây dựng hôn nhân từng bước. Quan trọng là cả hai vợ chồng đều tìm cách chữa lành thông qua Bí Tích Giải Tội.

phailamgi_Ngoại tình và việc tha thứ cho người ngoại tình_2.jpg
Ảnh: priscilladupreez/unsplash

Chúng ta phải nhớ rằng Bí Tích Hôn Nhân lấp đầy chúng ta bằng ân sủng để vượt qua khó khăn. Chúng ta KHÔNG đơn độc, Chúa không bao giờ để chúng ta một mình:

"Thiên Chúa đến với dân Ngài trong một giao ước yêu thương và trung thành, ngày nay, Đấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Giáo Hội cũng đến với đôi vợ chồng qua bí tích Hôn Phối." (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng #48). Chúa Kitô ngự với họ, ban cho họ sức mạnh để mang thập giá của họ và theo Ngài, để trỗi dậy sau khi họ đã sa ngã, để tha thứ cho nhau, để chịu đựng gánh nặng của nhau (x. Gl 6,2), để “phục tùng lẫn nhau vì lòng kính sợ Chúa Kitô” (Ep 5,21) và để yêu nhau bằng tình yêu siêu nhiên, dịu dàng và phong phú (GLHTCG #1642).​

Phải làm gì?​

Docat 124: Kết hôn với một ai đó, có nghĩa là gì?

Kết hôn với một người là trao tặng mình hoàn toàn cho người đó: vợ và chồng phải sống cùng nhau, hiện diện bên nhau trọn vẹn về thể lý cũng như về tinh thần. Hôn nhân bao quát tất cả các mặt trong đời sống. Chỉ trong hôn nhân, hành vi giao hợp mới tìm được đúng vị trí của nó để tình yêu giữa nam và nữ phát sinh hoa trái. Suy cho cùng, hôn nhân được thiết lập chủ yếu là để mở ra một gia đình với con cái. Ngay cả trong những cuộc hôn nhân mà vợ chồng không thể có con, thì sự kết hợp nam nữ cũng là một loại kết hợp qua đó con cái có thể được đón nhận. Xem xét tất cả các khía cạnh trên, người ta không thể bàn tới cái gọi là “hôn nhân đồng tính”. Ngoài ra, cả cụm từ “bình đẳng trong hôn nhân” cũng mơ hồ. Vợ và chồng đều có phẩm giá làm người như nhau. Thế nhưng, những vai trò khác biệt và bổ túc cho nhau đã cắm rễ trong chính bản thể của hai phái tính, tới tận cấp độ nhiễm sắc thểcủa họ.​
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên