Nguồn gốc Đàng Thánh Giá

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
1/4/25
Bài viết
13

Đàng Thánh Giá là một thực hành thiêng liêng trong truyền thống Công giáo, giúp tín hữu suy niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu từ lúc Ngài bị kết án đến khi chịu chết và an táng. Tuy giản dị về hình thức, Đàng Thánh Giá có lịch sử lâu đời và sâu sắc.


1.jpg

Ảnh: Truyền Thông Thái Hà
Theo truyền thống xưa, chính Đức Maria Mẹ của Chúa Giêsu là người đầu tiên thực hiện hành trình này. Sau cái chết của Con Mình, Mẹ âm thầm đi lại từng nơi Chúa đã bước qua trên đường lên Núi Sọ, để kết hiệp với cuộc thương khó ấy bằng tình yêu và nước mắt của người mẹ. Từ đó, hành động chiêm niệm này dần được các tín hữu noi theo.

Vào thế kỷ IV, sau khi hoàng đế Constantinô công nhận Kitô giáo, thánh Hêlêna mẹ ông đã hành hương đến Giêrusalem, tìm thấy Thánh Giá thật và xây Vương cung Thánh đường Mộ Thánh (năm 335). Các tín hữu bắt đầu đi lại con đường Chúa đã đi gọi là Via Dolorosa – như một hành hương sống động.

Đến thời Trung Cổ (thế kỷ XII–XIII), dòng hành hương đến Đất Thánh gia tăng. Nhưng khi Hồi giáo kiểm soát vùng này, việc hành hương trở nên khó khăn. Lúc ấy, dòng Phanxicô được Giáo hoàng Clêmentê VI giao quyền coi sóc Đất Thánh (năm 1342) đã lập Đàng Thánh Giá tại Âu châu, để tín hữu vẫn có thể “đi hành hương trong tâm hồn”.

2.jpg
Ảnh: Truyền Thông Thái Hà
Ban đầu, số chặng khác nhau tùy nơi: 7, 12, thậm chí hơn 30. Đến năm 1731, Đức Giáo hoàng Clêmentê XII chính thức chuẩn nhận 14 chặng, chủ yếu dựa trên Kinh Thánh. Đến năm 1742, Đức Giáo hoàng Bênêdictô XIV khuyến khích các nhà thờ khắp thế giới thiết lập Đàng Thánh Giá theo mô hình này.

Ngày nay, Đàng Thánh Giá thường được cử hành trong Mùa Chay, đặc biệt vào ngày thứ Sáu. Nhưng không chỉ giới hạn trong thời điểm, Đàng Thánh Giá là hành trình thiêng liêng mà mỗi tín hữu có thể thực hiện bất cứ lúc nào để cùng bước đi với Chúa trong những khổ đau đời mình.

Trải qua bao thế kỷ, Đàng Thánh Giá vẫn là lời mời gọi sống yêu thương, hy sinh và can đảm vác thập giá với Chúa. Không chỉ là một nghi thức, đó còn là hành trình trở về với tình yêu cứu độ, được viết nên từ máu và nước mắt, nhưng kết thúc bằng ánh sáng Phục Sinh.​

Tham khảo:
1. Nguồn gốc các chặng Đàng Thánh Giá
2. Lịch sử Đàng Thánh Giá
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên