Nguồn gốc danh hiệu Stella Maris của Đức Mẹ

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
5/2/24
Bài viết
149

Danh hiệu "Stella Maris" của Đức Mẹ, hay còn gọi là "Ngôi Sao Biển," đã được các thủy thủ kêu cầu suốt nhiều thế kỷ như một người bảo trợ trên biển cả. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tên gọi "Stella Maris" ban đầu xuất hiện từ một lỗi phiên âm.​


phailamgi_đức mẹ sao biển_cv1.jpg
Tượng Đức Mẹ Sao Biển tại Giáo phận Đà Nẵng

Theo các tài liệu lịch sử, Thánh Giêrônimô đã dịch tên tiếng Do Thái của Đức Mẹ là "Miryam", có nghĩa là "giọt nước biển", sang tiếng Latinh thành "Stilla Maris". Tuy nhiên, do một lỗi phiên âm hoặc ảnh hưởng của phương ngữ, "Stilla" (giọt nước) đã bị biến thành "Stella" (ngôi sao). Kết quả là, Đức Mẹ từ một giọt nước nhỏ giữa đại dương đã trở thành "Ngôi Sao Biển", biểu tượng của sự dẫn lối và bảo vệ. Danh hiệu này nhấn mạnh sự khiêm nhường của Đức Mẹ và quyền năng của Thiên Chúa trong việc nâng cao người thấp hèn.

Stella Maris còn được biết đến là tên của chòm sao Polaris - sao Bắc Đẩu ( hay là "kim chỉ nam", "sao của con tàu", "ngôi sao dẫn đường", vv), từ lâu đã được coi là biểu tượng của sự định hướng và dẫn lối. Trong hàng ngàn năm, ngôi sao này đã là điểm tựa cho các thủy thủ và lữ khách trên những hành trình qua biển khơi hay sa mạc, giúp họ không bị lạc lối trong đêm tối.

Không chỉ là nguồn an ủi và hy vọng cho những người làm nghề biển, Đức Mẹ Sao Biển còn được cầu xin làm dịu các "cơn bão" trong đời sống của mọi tín hữu. Thánh Bernard thành Clairvaux đã viết rằng: “Khi bạn bị thử thách bởi những cơn gió cám dỗ, hãy nhìn vào ngôi sao, kêu cầu Đức Mẹ.”

phailamgi_đức mẹ sao biển_cv2.jpg
Ảnh: tripadvisor.es
Ngoài sự hiện diện mạnh mẽ trong truyền thống Công giáo toàn cầu, Việt Nam cũng đặc biệt ghi dấu với 7 tượng Đức Mẹ được sắp xếp theo hình Sao Bắc Đẩu (Polaris) trên bản đồ đất nước. Các tượng này được dựng tại những địa điểm hành hương quan trọng, trở thành điểm đến thiêng liêng của người Công giáo trong nước.

Dưới đây là danh sách 7 tượng Đức Mẹ theo hình Sao Bắc Đẩu:​
  1. Đức Mẹ La Vang – Quảng Trị: Nơi hiện ra của Đức Mẹ trong giai đoạn bách hại đạo Công giáo, La Vang trở thành trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam.​
  2. Đức Mẹ Trà Kiệu – Quảng Nam: Tượng gắn liền với câu chuyện bảo vệ giáo dân khỏi cuộc tấn công vào thế kỷ 19.​
  3. Đức Mẹ Măng Đen – Kon Tum: Một tượng mới thay thế cho tượng Phượng Hoàng đã bị mất tích tại Gia Lai. Đây là điểm hành hương nổi tiếng của vùng cao nguyên.​
  4. Đức Mẹ Giang Sơn – Đắk Lắk: Nằm giữa không gian hoang sơ của núi rừng, tượng Đức Mẹ Giang Sơn thu hút nhiều khách hành hương dù hành trình đến đây không dễ dàng.​
  5. Đức Mẹ Trinh Phong – Ninh Thuận: Hiện tượng này nằm trong khu vực bị cấm ra vào do gần đường dẫn nước, nhưng vẫn là một biểu tượng đức tin của vùng Ninh Thuận.​
  6. Đức Mẹ Tà Pao – Bình Thuận: Nổi tiếng với các phép lạ và lượng khách hành hương đông đảo, đặc biệt vào những dịp lễ lớn.​
  7. Đức Mẹ Thác Mơ – Bình Phước: Vị trí cuối cùng trong hình Sao Bắc Đẩu, tượng Đức Mẹ Thác Mơ nằm gần dòng thác nổi tiếng của vùng Bình Phước, thu hút nhiều tín hữu đến chiêm bái.​
phailamgi_7 tượng Đức Mẹ theo hình Sao Bắc Đẩu.jpg


Đức Mẹ với danh hiệu "Stella Maris" hay "Ngôi Sao Biển" được ví như Polaris trong đời sống đức tin của người Công giáo. Mẹ không chỉ dẫn lối cho những ai lênh đênh trên biển cả, mà còn là ngôi sao sáng trong tâm hồn, giúp các tín hữu vững bước trên con đường tìm kiếm Chúa Kitô giữa những thử thách, giông bão của cuộc đời. 7 tượng Đức Mẹ được sắp xếp thành hình chòm sao Bắc Đẩu tại Việt Nam cũng mang trong mình thông điệp tương tự, nhắc nhở các tín hữu rằng Đức Mẹ luôn ở bên cạnh, hướng dẫn và che chở họ trên hành trình đức tin.

 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên