Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
81

Một bé trai 3,8 kg chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cùng vòng tránh thai trong tử cung người mẹ. Người phụ nữ 30 tuổi, đã sinh hai con, đặt vòng ngừa thai được năm năm nhưng vẫn mang thai lần ba. Đến tuần 40 tuần, bé trai chào đời khỏe mạnh, bác sĩ lấy ra chiếc vòng tránh thai từ tử cung người mẹ (Theo vnexpress thứ sáu, 6/12/2024).​


phailamgi_Như phép lạ Thế giới ơi, tôi đã đến_cv1.jpg

Em bé ra đời cầm trên tay vòng tránh thai của mẹ. Ảnh: VnExpress

Thế giới ơi, tôi đã đến, như một phép lạ đang khi xung quanh tôi biết bao thai nhi khác đã không có cơ may ấy.Tôi đã đến để lật tẩy xu hướng ngày nay đề cao chủ nghĩa duy lợi và thực dụng, ấn nấp dưới hình thái “chất lượng cuộc sống”. Với mục đích chống lại sự sống, dẫn tới sự phá thai theo ý muốn và tước đi quyền được sống của một bào thai trong dạ mẹ, bất chấp luân lý và đạo đức để thực hiện tội ác đáng ghê tởm. Đó là thứ văn hóa sự chết, đang đẩy nhân loại vào chỗ tự diệt vong.

Phép lạ xảy ra cho tôi như minh chứng “giá trị siêu việt” của con người, mang dấu ấn sáng tạo của Thiên Chúa, mà trong đó, tự do, tình yêu và lý trí đều nằm trong trách nhiệm làm người – trách nhiệm lưu truyền sự sống “Hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất” (St1,28). Tôi. Một nhân vị dù nhỏ bé nhưng lại có giá trị rất lớn trước mặt Thiên Chúa, được Thiên Chúa dựng nên chỉ vì tôi, và yêu mến tôi. Ơn sự sống mà Thiên Chúa trao cho con người là một ơn huệ vô giá. Con người không có quyền gì trên sự sống của người khác và ngay cả chính bản thân mình!

Dù bây giờ tôi chưa biết, nhưng sau này, nếu có “duyên” tôi sẽ biết lập trường không chấp nhận việc phá thai của Giáo Hội Công giáo, cũng như việc “điều hòa sinh sản” cách trực tiếp, nhằm ngăn chặn phát triển của một mầm sống. Nền luân lý Kitô Giáo hướng về những giá trị khắc ghi trong bản tính con người là “Luật Thiên Chúa”, nên sự sống con người là quý giá, là thánh thiêng, không ai được phép chối bỏ hay hủy diệt. Vì đó là một trong những trọng tội ghê tởm.

phailamgi_Như phép lạ Thế giới ơi, tôi đã đến_cv2.jpg
Ảnh: VnExpress

Tôi sẽ còn biết những thai nhi, trong đó có tôi, là những người yếu đuối nhất mà Hội Thánh muốn bảo vệ, yêu thương và chăm sóc, dù phải trả một giá đắt, thường bị chế giễu như là một loại ý thức hệ ngu dân và bảo thủ. Nhưng việc bảo vệ sự sống của các thai nhi gắn liền với việc bảo vệ tất cả các quyền của con người. Đó là sự nhất quán về việc nêu cao giá trị của nhân vị.

Sau này lớn lên, khi có tri thức và hiểu biết, tôi sẽ nghiên cứu về “nền văn hoá loại bỏ”, là chuộng cái có ích cho mình, loại bỏ những thứ vô ích, dù đó là con người, những người yếu kém hơn hết về thể chất hay về mặt xã hội. Không! Không thể coi sự sống của một người này lại quý trọng và thánh thiêng hơn sự sống một người khác! Vì mỗi đứa trẻ, dù bị bóp chết trong dạ mẹ một cách tàn ác và bất công, hay mỗi người già, bịnh tật và sắp chết, đều mang khuôn mặt của Chúa Kitô, Đấng đã cảm nghiệm bị thế gian từ khước, loại bỏ là thế nào, cả trước khi sinh ra, khi mới sinh ra và suốt cả cuộc đời cũng thế. Nếu Chúa Kitô đã đến thế gian để cứu thế gian, thì không một ai có quyền loại bỏ bất kỳ một ai!

Được chào đời một cách may mắn, nhớ đến nhiều bạn bất hạnh khác, tôi căm phẫn những ông bố bà mẹ nhẫn tâm sát hại con mình, và ghê tởm cái xã hội giết người không gớm tay này. Nhưng dù vậy tôi biết “oan oan tương báo bao giờ mới dứt”, nên phải nắm chặt “cái vòng” như nhắc nhớ “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo.” (Nguyễn Trãi). Điều đó được ghi khắc trong lòng thương xót của Thiên Chúa – đòi buộc tôi không ở trong tư thế kết án, nếu không, hệ thống luân lý của Hội thánh không chỉ bị hiểu lầm, mà còn có nguy cơ sụp đổ.

Tôi nghĩ đến khuôn mặt bố mẹ tôi khi nhìn mặt tôi lúc tôi chào đời, dù trước đó có ý sát hại tôi, lương tâm đã bị dày vò và thật lòng hối hận, nhưng giờ đây niềm vui dâng tràn – pha lẫn sự ngạc nhiên đầy ý nghĩa. Tôi phải làm gì?

Những ngày tháng kế tiếp, tôi và bố mẹ phải tìm ra một thế quân bình mới cho mối tương quan, vốn bình thường của những đứa trẻ khác, nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm hơn, gắn bó hơn, xứng với ơn huệ Tình yêu, với sự sống mà Thiên Chúa đã ban tặng.​
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên