- Chủ đề Author
- #1
Những ngày này, khi ngày Noel càng cận kề, không khí lễ hội càng lan rộng. Khắp nơi rộn rã trang trí những hang đá, lồng đèn, ông sao… Các Tòa Giám mục, các giáo xứ, giáo họ hân hoan chào đón các phái đoàn chính quyền các cấp, từ Trung ương tới địa phương, tấp nập đến chúc mừng, cùng chung vui niềm vui Giáng sinh…
Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Tòa TGM Hà Nội
Chợt nhớ về Noel 1958…
Đối với người Công giáo Hà Nội, không ai không nhớ tới những Noel đã qua, nhất là những lần Noel thời gian khổ. Trong đó, Noel năm 1958 mãi được ghi vào lịch sử.
Hồi ấy, mỗi dịp Noel đều là cơ hội tuyệt vời để nhà nước ta tuyên truyền về tự do tôn giáo, về sự quan tâm của chính quyền đối với đồng bào Công giáo.
Noel 1957, để cho thấy Việt Nam có tự do tôn giáo, chính quyền vừa áp lực vừa thuyết phục cha Căn - cha xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội, trang trí mặt tiền nhà thờ và hứa sẽ trả mọi chi phí. Sau khi nhà thờ trang trí xong, các xe ô tô có gắn loa phóng thanh chạy khắp phố phường, hô hào dân chúng tập trung xung quanh Nhà thờ lớn vào lúc 21 giờ 30; người ta bắt đầu quay phim đám đông để tuyên truyền về tự do tôn giáo ở Hà Nội. Khoảng 23 giờ, theo lệnh, đám đông hiếu kỳ này đã tràn vào nhà thờ, xảy ra tình trạng chen lấn khủng khiếp. Một nhóm côn đồ bắt đầu chọc ghẹo các cô gái trẻ, cắt bím tóc, xé quần áo... Bầu khí ồn ào đến nỗi Đức Giám mục phải ngưng bài giảng. Dĩ nhiên hôm đó, thánh lễ không có phần rước lễ. (x. Gérard Gagnon et Alexis Trépanier, 50 năm tại Việt Nam – Tập XI: Sống và Sống sót (1946-1956), Bản dịch Việt ngữ, (Cứu Thế Tùng Thư 2024), tr. 46)
Hồi ấy, mỗi dịp Noel đều là cơ hội tuyệt vời để nhà nước ta tuyên truyền về tự do tôn giáo, về sự quan tâm của chính quyền đối với đồng bào Công giáo.
Noel 1957, để cho thấy Việt Nam có tự do tôn giáo, chính quyền vừa áp lực vừa thuyết phục cha Căn - cha xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội, trang trí mặt tiền nhà thờ và hứa sẽ trả mọi chi phí. Sau khi nhà thờ trang trí xong, các xe ô tô có gắn loa phóng thanh chạy khắp phố phường, hô hào dân chúng tập trung xung quanh Nhà thờ lớn vào lúc 21 giờ 30; người ta bắt đầu quay phim đám đông để tuyên truyền về tự do tôn giáo ở Hà Nội. Khoảng 23 giờ, theo lệnh, đám đông hiếu kỳ này đã tràn vào nhà thờ, xảy ra tình trạng chen lấn khủng khiếp. Một nhóm côn đồ bắt đầu chọc ghẹo các cô gái trẻ, cắt bím tóc, xé quần áo... Bầu khí ồn ào đến nỗi Đức Giám mục phải ngưng bài giảng. Dĩ nhiên hôm đó, thánh lễ không có phần rước lễ. (x. Gérard Gagnon et Alexis Trépanier, 50 năm tại Việt Nam – Tập XI: Sống và Sống sót (1946-1956), Bản dịch Việt ngữ, (Cứu Thế Tùng Thư 2024), tr. 46)
Cha Chính Vinh
Noel 1958, rút kinh nghiệm từ Noel 1957, cha xứ Nhà Thờ Lớn đã từ chối trang trí Noel như năm trước, lấy lý do: "Chúng tôi không có lý do gì để mừng Noel ầm ĩ, vì một cha Bề trên Dòng vừa bị trục xuất (cha D. Paquette, DCCT, bị trục xuất khỏi Thái Hà ngày 23/10/1958), một thầy Dòng Chúa Cứu Thế đang bị cầm tù oan ức (Thầy Marcel Văn)… Chúng tôi mừng Noel long trọng là chúng tôi quên đi những con người đó và đồng ý với những việc sai trái này." (Ibid., 47)
Sau khi không thể thuyết phục được cha xứ (cha Giuse Trịnh Văn Căn, sau là Đức Hồng y Trịnh Văn Căn), ngày 24/12/1958, chính quyền tự động đưa các công nhân của nhà máy điện đến mắc điện, giăng cờ trang trí mà không hỏi ý kiến ai. Khi cha xứ tới, thì các thang đã được dựng lên. Ngài phản đối, thì họ dùng loa phóng thanh xúc phạm ngài và hàng giáo sĩ. Ngài đã cho kéo cả 5 quả chuông nhà thờ để báo động.
Nghe tiếng chuông, cha Chính Vinh (cha Gioan La San Nguyễn Văn Vinh) vẫn xúng xính trong bộ áo chùng thâm hất ha hất hải chạy ra ngăn cản. Thuyết phục không được, chính ngài đã giật những giây đèn xuống, vén áo chèo lên thang của họ, giật những giây cờ. Có người phản đối cha, việc lễ tự do tín ngưỡng, ai làm gì thì làm. Cha Vinh bắt chéo hai tay ra đàng sau, nói tự do thế này này. Nghĩa là tự do bị trói giặt cánh khuỷu. Chuông nhà thờ cứ réo lên, cho đến khi dẹp hết cờ quạt, các băng khẩu hiệu. (Phaolô Lê Đắc Trọng, Những Câu chuyện về một thời, Toàn tập (Lưu hành Nội Bộ 2012), tr. 415-416)
Một tuần sau, ngày 31/12/1958, cha Chính Vinh, cha Căn phải hầu tòa. Cha Căn bị 12 tháng tù treo và 5 năm quản thúc, còn cha Vinh bị án 18 tháng tù giam và bị đưa đi ngay. (Ibid., 416) Sau khi hết án, ngài tiếp tục bị cầm tù cho đến khi qua đời năm 1971 tại Cổng trời Cán Tỷ, Hà Giang.
Sau khi không thể thuyết phục được cha xứ (cha Giuse Trịnh Văn Căn, sau là Đức Hồng y Trịnh Văn Căn), ngày 24/12/1958, chính quyền tự động đưa các công nhân của nhà máy điện đến mắc điện, giăng cờ trang trí mà không hỏi ý kiến ai. Khi cha xứ tới, thì các thang đã được dựng lên. Ngài phản đối, thì họ dùng loa phóng thanh xúc phạm ngài và hàng giáo sĩ. Ngài đã cho kéo cả 5 quả chuông nhà thờ để báo động.
Nghe tiếng chuông, cha Chính Vinh (cha Gioan La San Nguyễn Văn Vinh) vẫn xúng xính trong bộ áo chùng thâm hất ha hất hải chạy ra ngăn cản. Thuyết phục không được, chính ngài đã giật những giây đèn xuống, vén áo chèo lên thang của họ, giật những giây cờ. Có người phản đối cha, việc lễ tự do tín ngưỡng, ai làm gì thì làm. Cha Vinh bắt chéo hai tay ra đàng sau, nói tự do thế này này. Nghĩa là tự do bị trói giặt cánh khuỷu. Chuông nhà thờ cứ réo lên, cho đến khi dẹp hết cờ quạt, các băng khẩu hiệu. (Phaolô Lê Đắc Trọng, Những Câu chuyện về một thời, Toàn tập (Lưu hành Nội Bộ 2012), tr. 415-416)
Một tuần sau, ngày 31/12/1958, cha Chính Vinh, cha Căn phải hầu tòa. Cha Căn bị 12 tháng tù treo và 5 năm quản thúc, còn cha Vinh bị án 18 tháng tù giam và bị đưa đi ngay. (Ibid., 416) Sau khi hết án, ngài tiếp tục bị cầm tù cho đến khi qua đời năm 1971 tại Cổng trời Cán Tỷ, Hà Giang.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên gởi lời thăm hỏi và chúc mừng đến Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng
Và Bài học cho hậu thế...
Đức Giáo hoàng Phanxicô trong lá thư mới nhất đề ngày 21/11/2024, gửi toàn thể Hội thánh về việc "Đổi mới Nghiên cứu lịch sử Giáo Hội" đã mời gọi toàn thể Hội thánh "Đừng quên ký ức" dù là những ký ức đau buồn, nhưng hãy "phát huy sự nhạy cảm thực sự về lịch sử"; bởi vì, theo ngài, "không ai có thể thực sự biết mình là ai và mình muốn trở thành gì mai ngày nếu không nuôi dưỡng mối liên kết gắn kết họ với các thế hệ đi trước. Và điều này không chỉ trên bình diện lịch sử cá nhân, mà còn ở bình diện cộng đồng rộng lớn hơn," vì "việc nghiên cứu và kể lại lịch sử giúp thắp sáng “ngọn lửa ý thức tập thể” (Sứ điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 53, 1/1/2020 (8 /12/ 2019), số 2 : Osservatore Romano, 13/12/2019, tr. 8) và làm cho mỗi cá nhân lớn lên trong nhận thức đúng đắn về thực tại, nhờ đó mà họ có thể hiểu được những vết nhơ và vết thương của thế giới hôm nay.
Nhận định về lễ Noel năm 1958, Đức cố Giám mục Phụ tá Hà Nội Phaolô Lê Đắc Trọng đã viết: "Cái đêm Giáng sinh năm đó thế nào? Vinh quang Thiên Chúa, chắc chắn không ai cướp đi được. "Bình An dưới thế cho người thiện tâm!" Những người say mê gìn giữ "nhà Chúa" hôm đó chắc chắn được an vui trong lòng… Cha Vinh sắn áo chùng giật đi những giây cờ, dây điện, có khác Chúa Giêsu giật đổ bàn ghế của kẻ buôn bán, nhưng cũng một ngọn lửa nhiệt thành thiêu đốt tâm hồn… Những kẻ buôn bán trong đền thờ xưa, lấy danh nghĩa "kính Chúa", giành giật ngôi đền thờ cho mình, thì ngày nay cũng vậy, "vẫn là tìm cách chiếm lấy đạo, mà đền thờ là biểu tượng; xưa thì phá đạo cách thô kệch," ngày nay thì tinh vi và khoa học hơn. (Phaolô Lê Đắc Trọng, Những Câu chuyện về một thời, Toàn tập (Lưu hành Nội Bộ 2012), tr. 415-416)
Ngày xưa, họ dùng "cây gậy" là bạo lực cách mạng, ngày nay họ đưa ra "củ cà rốt" là quyền lực mềm. Họ chẳng cần làm gì, chỉ cần để cho người nghèo, người bị áp bức bất công, những người đang còn chút hy vọng vào Giáo hội, được nhìn thấy một Giáo hội của người nghèo "xúng xính" đi bên cạnh người giầu và người quyền thế.