• Chủ đề Author

Kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ là một cột mốc trong hành trình học vấn mà còn là sự tiếp nối, mở ra giai đoạn tiếp theo trong cuộc đởi của nhiều người. Kỳ thi năm nay, đặc biệt là môn tiếng Anh đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ngoài những điểm mới tích cực, việc ra đề thi môn này đang đặt ra nhiều điều cần xem xét lại.​


phailamgi_Phải chăng càng “khó” sẽ càng “chất lượng”_cv1.jpg
Ảnh: Tuấn Minh

1. Tính công bằng

Có lập luận cho rằng đề thi khó sẽ công bằng vì khó chung cho tất cả. Điều này cần xem lại ở chỗ học sinh vùng sâu vùng xa đang là đối tượng chịu thiệt thòi lớn về cơ sở vật chất, giáo viên, cơ hội tiếp cận kiến thức và thiếu các trung tâm ngoại ngữ đạt chuẩn. Mặc dù đã có chính sách cộng điểm ưu tiên nhưng không phải tất cả học sinh thuộc nhóm này đều mặc định sẽ được cộng điểm. Đó là chưa kể số lượng học sinh ở thành phố, không thuộc diện cộng điểm, không đủ điều kiện kinh tế để theo học các khóa luyện thi. Điều này càng làm khoảng cách gia tăng thêm.

Việc khuyên học sinh còn hạn chế về điều kiện nên chọn môn thi khác thì chẳng khác nào kêu gọi các em bỏ qua môn học này, đẩy các em ra ngoài xu hướng hội nhập và bỏ lỡ những cơ hội đổi đời bằng tri thức.

2. Độ khó và chất lượng

Độ khó không phản ánh tính khoa học hay sự tiến bộ của đề thi. Một đề thi chất lượng cần phản ánh đúng kiến thức và kỹ năng học sinh đã được trang bị theo chương trình. Tuy cần sự phân hóa nhưng không thể theo kiểu “đánh đố” hay “giăng bẫy" thí sinh như một số dẫn chứng cho thấy về đề thi năm nay. Những phân tích của những chuyên gia trong ngành giáo dục và quản lý chất lượng đào tạo đã chỉ ra nhiều điểm vượt ngưỡng, quá xa lạ, không nằm trong chương trình giáo dục.*

3. Yếu tố tâm lý

Đề thi quá khó có thể gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng. Căng thẳng trong kỳ thi không chỉ biểu hiện dưới dạng lo âu, sợ hãi nhất thời, mà còn có thể âm thầm phát triển theo thời gian, làm mất sự tự tin, đặc biệt là những em chịu thiệt thòi về điều kiện học tập. Làm việc trong môi trường tâm lý học đường, người viết được các em chia sẻ nhiều câu chuyện về nỗi ám ảnh và gánh nặng tâm lý qua các kỳ thi. Đề thi nên là công cụ đánh giá khách quan và định hướng học tập chứ không nên là phép thử khả năng chịu đựng áp lực tinh thần của các em.

Có ý kiến cho rằng do các em không quen chịu áp lực nên hễ có gì thay đổi là khóc lóc, hoảng sợ; và cần tập quen dần vì cuộc sống sẽ đầy áp lực. Điều này chỉ đúng một phần. Ngưỡng chịu đựng áp lực phụ thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân và tùy độ tuổi. Có những áp lực không cần thiết phải trải qua. Động lực học tập không chỉ đến từ áp lực thi cử mà còn từ sự tò mò, ham thích khám phá và ý thức tự giác của mỗi học sinh.

Lồng ghép hai mục đích khác nhau vào một kì thi và mang ra thử nghiệm những thay đổi lớn cần có có lộ trình phù hợp, đây là một quyết định cần nghiên cứu và tham mưu thật cẩn trọng từ nhiều phía, hầu tránh những hệ quả đáng tiếc.

Thay cho lời kết: Nếu những đổi mới chỉ nhắm đến hướng cao hơn, khó hơn như một cuộc đua dành cho những người giỏi mà quên mất những đối tượng yếu thế thì xem ra đang đánh mất mục tiêu thực sự của một kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài tính khoa học và công bằng, giáo dục cần là nơi thể hiện tinh thần nhân văn, mở ra cánh cửa hy vọng cho mọi đối tượng tiếp tục những hành trình của cuộc đời.

Tham khảo: https://vietnamnet.vn/de-thi-tieng-...vuot-ngoai-chuong-trinh-giao-duc-2416763.html

Phải làm gì?​

Docat 108: Công bằng là gì?

Công bằng là quyết tâm "trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân" (GLCG 1807). Công bằng phân phối là mối quan hệ của cộng đồng với các thành viên của nó. Loại công bằng này chia phần công bằng cho từng người hoặc từng nhóm…​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

[Video] Con Có Một Tổ Quốc - ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận | PHAILAMGI.COM | Lời Thơ: Con Có Một Tổ Quốc Là người Công Giáo Việt Nam, Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội. Tiếng chuông ngân trầm, Việt Nam nguyện cầu. Tiếng chuông não nùng, Việt Nam buồn thảm. Tiếng chuông vang lừng, Việt Nam khởi hoàn. Tiếng chuông thanh thoát, Việt Nam hy vọng....

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên