Phải làm gì để không còn những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tiệc liên hoan của lớp?

5.00 star(s) 1 Vote
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
836

Câu chuyện về đứa trẻ bị bỏ rơi trong tiệc liên hoan của lớp đang gây xôn xao dư luận. Mọi người tranh cãi xem lỗi tại tại ai, trách nhiệm thuộc về ai, phụ huynh, thầy cô, nhà trường...​

Một câu hỏi quan trọng đặt ra là "Làm thế nào để không còn những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tiệc liên hoan của lớp?"​

Đây như một minh chứng cụ thể cho tầm quan trọng của việc đảm bảo công ích trong mọi hoạt động cộng đồng. Khi áp dụng các nguyên tắc của giáo huấn xã hội Công giáo, có thể thấy rằng việc không để bất cứ đứa trẻ nào bị cô lập trong các sự kiện của trường học là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng nơi mọi người được phát triển một cách đầy đủ và dễ dàng hơn theo đúng phẩm giá của mình.​


phailamgi_học sinh không bị bỏ rơi_cv.jpg

Ảnh 1: http://thtrannhatduat.hoankiem.edu.vn (Ảnh minh họa)
Ảnh 2: tin nhắn từ phụ huynh học sinh trong câu chuyện bé bị bỏ rơi trong tiệc liên hoan của lớp

Theo cuốn Tóm lược Học thuyết xã hội Công Giáo: "Công ích là “toàn bộ những điều kiện xã hội cho phép con người, tập thể hay cá nhân, đạt tới sự phát triển cách đầy đủ và dễ dàng hơn”(#164). Công ích có liên quan tới mọi thành phần trong xã hội, không ai được miễn cộng tác vào việc thực hiện và phát huy công ích, tuỳ theo khả năng của mỗi người" (#167). Trong trường hợp này, cả nhà trường, thầy cô, phụ huynh em học sinh đó và các em khác đều có trách nhiệm trong việc tạo điều kiện để tất cả các em đều tôn trọng và không bị bỏ rơi

Đề xuất giải pháp​

  1. Chính sách quỹ bắt buộc và tự nguyện: Cần có sự rõ ràng về việc đóng góp quỹ là tự nguyện hay bắt buộc, và điều này cần được thông báo rõ ràng cho tất cả phụ huynh từ đầu năm học. Mục đích sử dụng của quỹ cũng cần được giải thích cặn kẽ, đảm bảo sự đồng thuận và hiểu biết từ phía phụ huynh.
  2. Hỗ trợ từ nhà trường và cộng đồng: Trường học có thể xem xét việc lập một quỹ hỗ trợ bí mật để giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn tài chính (hay thậm chí có thể do lỗi từ phía phụ huynh không muốn đóng góp dù có điều kiện) qua đó đảm bảo rằng mọi học sinh đều có thể tham gia các hoạt động mà không cảm thấy bị cô lập.
  3. Giáo dục về bình đẳng và sự kết nối cộng đồng: Nhà trường cần giáo dục học sinh về tầm quan trọng của sự bình đẳng và sự tham gia của mọi người trong các hoạt động nhóm. Điều này không chỉ giúp các em hiểu về giá trị của sự đoàn kết mà còn phát triển tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Trong trường hợp trên, thay vì mua từng suất ăn riêng, có thể tổ chức theo dạng ăn buffet.
  4. Tham gia của các bên liên quan: Hội đồng phụ huynh cần có vai trò tích cực hơn trong việc quản lý và phân bổ quỹ, đảm bảo rằng tất cả các khoản chi tiêu đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và trải nghiệm học đường cho mỗi học sinh. Trong trường hợp vẫn muốn mua suất ăn riêng có thể trích quỹ để mua tặng em đó một phần giống như các bạn khác.
  5. Trách nhiệm của phụ huynh học sinh:Phụ huynh cần có sự quan tâm đến các hoạt động tập thể của trường lớp mà con mình tham gia. Nếu thấy các hoạt động đó tốn kém, không công bằng thì cần đưa ra góp ý với thầy cô. Nhưng nếu thấy hoạt động muốn con mình được tham gia, trong khi mình có điều kiện để đóng góp thì nên đóng góp để đảm bảo sự công bằng.​
Kết luận, câu chuyện này không chỉ là bài học về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong nhà trường mà còn là cơ hội để nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc hình thành nên những công dân có ý thức về công ích và trách nhiệm xã hội. Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào việc thực hiện và phát huy công ích, để không ai bị bỏ lại phía sau, quan trọng hơn là để các em có thể phát triển theo đúng phẩm giá của mình.

phailamgi_học sinh không bị bỏ rơi_cv2.jpg
Ảnh: edu.viettel.vn

Phải Làm Gì?
Docat 88: Công ích thể hiện như thế nào?
Mỗi người và mỗi tập thể có những lợi ích thích đáng ít nhiều được cho là phù hợp. Ước muốn “công ích” nghĩa là có khả năng nghĩ xa hơn nhu cầu của bản thân. Chúng ta nên quan tâm đến điều tốt cho tất cả mọi người, ngay cả cho những người không ai nghĩ tới vì họ chẳng có tiếng nói cũng không có quyền lực. Của cải trên trái đất là dành cho tất cả mọi người. Và nếu mỗi người chỉ biết nghĩ đến mình, thì cuộc sống chung trở thành cuộc chiến của mọi người chống lại mọi người. Tuy nhiên, công ích không chỉ bao gồm lợi lộc vật chất hoặc bên ngoài của tất cả mọi người, công ích còn bao hàm lợi ích toàn diện của con người. Do đó, sự quan tâm lo cho lợi ích tinh thần của con người cũng là một phần thuộc về công ích. Khi xét đến công ích, người ta không thể bỏ qua bất cứ khía cạnh nào trong cuộc sống của con người.​
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên