- Chủ đề Author
- #1
Một tuần đã trôi qua kể từ màn nhại lại Bữa tiệc ly bằng những cảnh tượng đầy dung tục tại lễ khai mạc Thế vận hội Paris làm tổn thương các tín hữu Công giáo, cũng như những người thiện chí trên khắp thế giới.
Ảnh: Vatican News
Sự im lặng có vẻ khó hiểu của Tòa Thánh
Nhiều nhân vật đạo đời, từ ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump, 32 Dân biểu và Nghị sĩ Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ viết thư gửi Ủy ban Olympic quốc tế, tỷ phú Elon Musk, các lãnh đạo Hồi giáo, các Giám mục Công giáo theo nghi lễ Đông Phương…, đến Hội đồng Giám mục Pháp đã chính thức lên tiếng về màn nhại lại có tính báng bổ Đức tin Công giáo tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024.
Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một số tiếng nói cá nhân của Đức Cha Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống và Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg, thành viên Hội đồng Hồng y cố vấn của Đức thánh cha, Tòa thánh, nhất là Đức Thánh cha Phanxicô dường như kín tiếng trước sự kiện đau buồn này.
Theo giới quan sát, lý do giải thích cho sự kín tiếng này, ngoài nguyên tắc "không thích hành động dưới áp lực của truyền thông", cùng như "tránh vướng vào những tranh cãi với Ủy ban Olympic vì Ủy ban đang gõ cửa và muốn Giáo hội tham gia trực tiếp vào Thế vận hội", thì còn một chìa khóa khác giải thích cho sự kín tiếng của Đức Thánh cha nằm ở chỗ, ngài đang áp dụng nguyên tắc bổ trợ, một nguyên tắc quan trọng trong Giáo huấn xã hội Công giáo. (xem ở đây)
Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một số tiếng nói cá nhân của Đức Cha Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống và Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg, thành viên Hội đồng Hồng y cố vấn của Đức thánh cha, Tòa thánh, nhất là Đức Thánh cha Phanxicô dường như kín tiếng trước sự kiện đau buồn này.
Theo giới quan sát, lý do giải thích cho sự kín tiếng này, ngoài nguyên tắc "không thích hành động dưới áp lực của truyền thông", cùng như "tránh vướng vào những tranh cãi với Ủy ban Olympic vì Ủy ban đang gõ cửa và muốn Giáo hội tham gia trực tiếp vào Thế vận hội", thì còn một chìa khóa khác giải thích cho sự kín tiếng của Đức Thánh cha nằm ở chỗ, ngài đang áp dụng nguyên tắc bổ trợ, một nguyên tắc quan trọng trong Giáo huấn xã hội Công giáo. (xem ở đây)
Ảnh: francetvinfo.fr
Về nguyên tắc bổ trợ
Theo nguyên tắc bổ trợ, "mỗi nhiệm vụ xã hội luôn được giao trước tiên cho một nhóm nhỏ nhất có thể thực hiện được nhiệm vụ đó. Một nhóm ở cấp cao hơn có thể đảm nhận trách nhiệm chỉ khi nào nhóm nhỏ hơn không giải quyết được vấn đề… hoặc khi nhóm nhỏ hơn yêu cầu sự hỗ trợ." (Docat # 95)
Đây là nguyên tắc bắt buộc phải áp dụng trong lãnh vực chính trị, giữa chính quyền trung ương và địa phương. Khi nào chính quyền địa phương không thể tự mình giải quyết vấn đề, thì chính quyền trung ương mới lấy thẩm quyền thực hiện. (Docat # 96)
Trong sự kiện liên quan tới lễ khai mạc Thế vận hội Paris vừa qua, Đức Thánh cha đã để cho các Giám mục có liên hệ trách nhiệm trả lời và giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn với những người chịu trách nhiệm về Thế vận hội. Một cách cụ thể, ngài đã để cho Đức cha Emmanuel Gobilliard, Giám mục giáo phận Digne, đại biểu của Thế vận hội Olympic, người đã soạn thảo bản Thông cáo báo chí của Hội đồng Giám mục Pháp, đảm nhận vai trò làm người phát ngôn không chính thức của Giáo hội lên tiếng về vấn đề này.
Đây là nguyên tắc bắt buộc phải áp dụng trong lãnh vực chính trị, giữa chính quyền trung ương và địa phương. Khi nào chính quyền địa phương không thể tự mình giải quyết vấn đề, thì chính quyền trung ương mới lấy thẩm quyền thực hiện. (Docat # 96)
Trong sự kiện liên quan tới lễ khai mạc Thế vận hội Paris vừa qua, Đức Thánh cha đã để cho các Giám mục có liên hệ trách nhiệm trả lời và giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn với những người chịu trách nhiệm về Thế vận hội. Một cách cụ thể, ngài đã để cho Đức cha Emmanuel Gobilliard, Giám mục giáo phận Digne, đại biểu của Thế vận hội Olympic, người đã soạn thảo bản Thông cáo báo chí của Hội đồng Giám mục Pháp, đảm nhận vai trò làm người phát ngôn không chính thức của Giáo hội lên tiếng về vấn đề này.
Đức cha Emmanuel Gobilliard, Giám mục giáo phận Digne, đại biểu của Thế vận hội Olympic. Ảnh: niniwa.pl
Quan điểm của Đức Thánh cha với nền văn hóa Pháp
Về phần mình, dù không trực tiếp phản đối, nhưng Đức thánh cha đã nhiều lần nêu quan điểm của ngài với nền văn hóa Pháp vì "sự phóng đại tính thế tục", với xu hướng “coi các tôn giáo như một nền văn hóa thấp, chứ không phải là một nền văn hóa theo đúng nghĩa của nó."
Ngài cũng giữ "khoảng cách với “tinh thần Charlie”, vốn gần như đã trở thành một học thuyết chính thức của ngoại giao Pháp sau vụ sát hại ngày 7 tháng 1 năm 2015, tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở khu vực gần quảng trường Place de la Bastille, làm 12 người chết và 20 người bị thương. (Ibid)
Theo ngài, tự do không có nghĩa là được làm mọi thứ và càng không được khiêu khích, xúc phạm, chế nhạo, đùa cợt đức tin của người khác.
Ngài cũng giữ "khoảng cách với “tinh thần Charlie”, vốn gần như đã trở thành một học thuyết chính thức của ngoại giao Pháp sau vụ sát hại ngày 7 tháng 1 năm 2015, tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở khu vực gần quảng trường Place de la Bastille, làm 12 người chết và 20 người bị thương. (Ibid)
Theo ngài, tự do không có nghĩa là được làm mọi thứ và càng không được khiêu khích, xúc phạm, chế nhạo, đùa cợt đức tin của người khác.
Phải làm gì?
Docat 95: Nguyên tắc bổ trợ là gì?
Mỗi nhiệm vụ xã hội luôn được giao trước tiên cho nhóm nhỏ nhất có thể thực hiện nhiệm vụ đó. Một nhóm ở cấp cao hơn có thể đảm nhận trách nhiệm chỉ khi nào nhóm nhỏ hơn không giải quyết được vấn đề. Tuy vậy, nếu nhóm nhỏ hơn cần sự giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ, nhóm cao cấp hơn phải hỗ trợ. Sự sắp đặt này được tóm tắt bằng → Nguyên tắc Bổ trợ, và → Đề nghị Hỗ trợ. Ví dụ, nếu một gia đình gặp chuyện khó giải quyết, Nhà nước chỉ có thể can thiệp nếu gia đình đó hay bậc cha mẹ đã mang nhiều gánh nặng và không thể giải quyết được vấn đề. Nguyên tắc bổ trợ ra đời để gia tăng quyền tự do của cá nhân, nhóm, đoàn thể, và để ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức. Sáng kiến cá nhân cần phải được khuyến khích, vì có khả năng giúp đỡchính mình là một yếu tố quan trọng của phẩm giá làm người. Nguyên tắc bổ trợ được hình thành lần đầu tiên năm 1931, trong Thông điệp Quadragesimo Anno của Giáo hoàng Piô XI.