Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 920
- Chủ đề Author
- #1
Những năm gần đây, xã hội Việt Nam liên tục chấn động bởi hàng loạt vụ bắt giữ liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn. Không ít người tự hỏi: tại sao lại có những con người sẵn sàng bất chấp mọi chuẩn mực, bất chấp sức khỏe và tính mạng đồng bào chỉ để trục lợi?
Nhiều loại bánh kẹo, đồ ăn nhanh như xúc xích, trà sữa, khoai tây sấy... còn nguyên bao bì tại bãi rác thuộc "thủ phủ" La Phù tháng 2 vừa qua (Ảnh: Hồng Anh - Dân trí).
Nhìn lại lịch sử, sau năm 1975, (1976-1985) thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế theo mô hình kinh tế Liên Xô, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Điều này dẫn đến thói quen trốn tránh trách nhiệm cá nhân, hoặc thực hiện mệnh lệnh bất chấp hậu quả.
Khi mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường từ cuối thập niên 1980 (Đổi Mới năm 1986). Tuy nhiên, đây không phải là một thị trường "có đạo đức", mà là một thị trường mang tính hoang dã, nơi đồng tiền trở thành thước đo duy nhất.
Khi con người không có một nền tảng luân lý vững chắc, lương tâm không được huấn luyện và soi sáng, người ta dễ dàng làm giả, lừa dối, đầu độc đồng loại, miễn sao đạt được lợi nhuận. Từ những “thủ phủ” hàng giả nổi tiếng như Thổ Tang (Vĩnh Phúc), La Phù (Hà Nội)..., đến những container hàng kém chất lượng nhập từ Trung Quốc, tất cả đều phản ánh một thực tế: nền kinh tế đang thiếu đạo đức.
Đáng tiếc, trong giai đoạn lịch sử này, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã phần nào bỏ lỡ cơ hội vàng để giáo dục và hình thành lương tâm cho các tín hữu, đặc biệt là giới doanh nhân. Khi xã hội rơi vào khủng hoảng giá trị, Giáo hội vẫn còn tập trung khôi phục tổ chức và đáp ứng các nhu cầu đức tin cơ bản, chưa đủ mạnh mẽ trong việc đồng hành và giáo dục lương tâm kinh doanh. Hậu quả là không ít tín hữu cũng bị cuốn vào vòng xoáy thị trường vô cảm, thiếu khả năng làm chứng cho sự thật và công bằng trong môi trường nghề nghiệp. Đây chính là bài học quý giá mà Giáo hội hôm nay cần nhìn lại, để khơi dậy sứ mạng giáo dục lương tâm, dẫn dắt con người trở về với các giá trị Tin Mừng trong mọi lĩnh vực xã hội.
Giáo hội và sứ mạng huấn luyện lương tâm
Trong Học thuyết Xã hội Công giáo, Giáo hội khẳng định rằng kinh tế phải phục vụ con người chứ không phải biến con người thành nô lệ của lợi nhuận.
"Nguồn gốc, trọng tâm, và mục đích của mọi hoạt động kinh tế là con người tự do. Như trước nay vẫn thế, khi chúng ta tham gia vào hoạt động xã hội, phẩm giá con người và sự phát triển công ích phải là trọng tâm (x. GS 63). (Docat, 159)"
Ở Việt Nam, Giáo hội có thể đóng vai trò như “trường đào tạo lương tâm”, giúp các tín hữu, đặc biệt là các doanh nhân, có thể tự vấn: “Việc này có xứng đáng với phẩm giá con người không?”, “Có công bằng và bác ái không?”. Học thuyết Xã hội Công giáo nhấn mạnh các nguyên tắc: công ích, liên đới, phân bổ công bằng, và tôn trọng phẩm giá con người.
"Nguồn gốc, trọng tâm, và mục đích của mọi hoạt động kinh tế là con người tự do. Như trước nay vẫn thế, khi chúng ta tham gia vào hoạt động xã hội, phẩm giá con người và sự phát triển công ích phải là trọng tâm (x. GS 63). (Docat, 159)"
Ở Việt Nam, Giáo hội có thể đóng vai trò như “trường đào tạo lương tâm”, giúp các tín hữu, đặc biệt là các doanh nhân, có thể tự vấn: “Việc này có xứng đáng với phẩm giá con người không?”, “Có công bằng và bác ái không?”. Học thuyết Xã hội Công giáo nhấn mạnh các nguyên tắc: công ích, liên đới, phân bổ công bằng, và tôn trọng phẩm giá con người.
Đồng hành và nâng đỡ doanh nhân
Hiện nay, tại nhiều giáo phận như Sài Gòn, Hà Nội, Huế,.. các hội doanh nhân Công giáo đang dần hình thành và phát triển. Những hội nhóm này không nên chỉ dừng lại ở việc hội họp, mà còn cùng nhau chia sẻ những giá trị đức tin, giúp nhau giữ vững chuẩn mực đạo đức.
Những doanh nghiệp có tiềm lực vững mạnh có thể trở thành “người đỡ đầu” cho các doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp, giúp họ không bị cuốn vào vòng xoáy “làm mọi giá để tồn tại”. Chính việc đồng hành này sẽ tạo nên những “ốc đảo đạo đức” giữa sa mạc kinh tế vô cảm.
Những doanh nghiệp có tiềm lực vững mạnh có thể trở thành “người đỡ đầu” cho các doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp, giúp họ không bị cuốn vào vòng xoáy “làm mọi giá để tồn tại”. Chính việc đồng hành này sẽ tạo nên những “ốc đảo đạo đức” giữa sa mạc kinh tế vô cảm.
Ông Felecite Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, chia sẻ với DNCG Trẻ chủ đề: “Xây dựng chính sách Lương Thưởng và Phúc Lợi tạo động lực và nhân văn.” Ảnh: Doanh Nhân Công Giáo
Làm kinh doanh theo tinh thần Công giáo
Các doanh nghiệp Công giáo được mời gọi đặt phẩm giá con người lên trên lợi nhuận, không sản xuất hay buôn bán những sản phẩm gây hại cho sức khỏe và môi trường. Họ cần đảm bảo lương thưởng công bằng, chăm lo phúc lợi và quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của người lao động.
Mọi hoạt động kinh doanh phải minh bạch, trung thực, không gian dối hay quảng cáo sai sự thật. Doanh nghiệp cũng phải bảo vệ môi trường bằng cách giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên và đầu tư công nghệ sạch. Cạnh tranh cần dựa trên chất lượng, không dùng thủ đoạn phi đạo đức. Một phần lợi nhuận nên được dành cho các hoạt động bác ái và hỗ trợ cộng đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp Công giáo nên khuyến khích đời sống đức tin và các hoạt động tĩnh tâm cho nhân viên, giúp mọi người sống trọn ơn gọi Kitô hữu ngay trong công việc.
Phải Làm Gì?
Docat 163: Làm việc trong ngành kinh doanh có thể là một ơn gọi?
Có. Công việc trong ngành thương mại và kinh doanh có thể là một ơn gọi thật sự đến từ Thiên Chúa: những ai mang trách nhiệm trong lĩnh vực đặc biệt của họ biết tự đặt mình vào vị thế phục vụ anh em đồng loại và xã hội, trở nên phúc lành cho tất cả. Thiên Chúa trao phó trái đất cho chúng ta “canh tác và gìn giữ”. Trong công việc, chúng ta có thể tuân theo ý Chúa, và trong phạm vi nhỏ hẹp nào đó, đóng góp vào việc hoàn chỉnh công trình sáng tạo (St 2,15tt). Nếu chúng ta hành động ngay chính và nhân ái, chúng ta sẽ dùng những tặng vật tốt lành của đất đai và tài năng của riêng chúng ta cho ích lợi của anh em đồng loại mà Chúa đã giao phó cho chúng ta chăm lo (Mt 25,14-30; Lc 19,12-27).
Bấm vào để xem ảnh kích thước lớn!
Cùng chủ đề