Thành viên
- Tham gia
- 2/1/24
- Bài viết
- 141
- Chủ đề Author
- #1
Em thương mến,
Các nhà triết gia về con người đã khẳng định rằng: “con người có tự do để đưa ra điều gì là ý nghĩa, giá trị và mục đích cho cuộc đời của mình bằng chính suy nghĩ độc lập, tự do truy tìm và trách nhiệm cùng sự sáng tạo của chính họ.” – Steven Schafersman. Như vậy, mỗi con người là độc đáo và duy nhất về mặt tư tưởng trong cuộc sống này. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa và mạng truyền thông, cái tôi độc đáo ngày càng trở nên một thách thức lớn hơn. Để sống có bản lĩnh với sự khác biệt duy nhất của mình, có quan điểm cho rằng: “Người ta cười tôi vì tôi không giống ai; tôi cười người ta vì người ta giống nhau. Câu nói trên gợi lên hai suy nghĩ quan trọng trong việc giữ gìn cái tôi độc đáo: GIÁ TRỊ BẢN THÂN và TÂM LÝ BẦY ĐÀN.
Ảnh: Zachary Nelson/Unsplash
I. GIÁ TRỊ BẢN THÂN
Việc nhìn nhận giá trị bản thân có thể được xem là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của mỗi con người. Do vậy, triết gia Hy Lạp Aristote đã khẳng định: “Biết chính mình là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan.” Từ “biết” ở đây không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận những biểu hiện bên ngoài của cơ thể, nhưng còn là hiểu sâu sắc hơn những khả năng, thế mạnh, khuynh hướng, năng khiếu cũng như những giới hạn hay những điểm cần khắc phục của bản thân. Thêm vào đó, biết hay hiểu bản thân còn đi thêm sâu hơn về nhận thức về tương quan giữa cá thể của chính mình và xã hội. Điều này tạo nên sự khác biệt. Khác biệt trong lối suy nghĩ, hành động và chọn lựa để sống là mình nhất với ý thức và trách nhiệm trọn vẹn.
Như một hệ quả của việc lựa chọn sống với giá trị độc đáo, con người đó sẽ bị xã hội hay những trào lưu chế giễu rằng: “nó chẳng giống ai!” Sống có chính kiến, có quan điểm và biết so sánh cân nhắc giữa các giá trị là việc của những người bản lĩnh mới dám làm. Ông cha ta đã có câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” Do vậy, với họ, bị chế giễu hay chê cười bởi những người không dám sống là mình thì cũng như những màn kịch mà họ đã nhận ra chân tướng của từng vai diễn.
Tóm lại, sống có bản lĩnh, có triết lý, có quan điểm và chính kiến là lối sống trưởng thành và có trách nhiệm. Lối sống đó sẽ tạo nên sự khác biệt có thể bị gièm pha, chế nhạo bởi đám đông hay trào lưu xã hội. Điều này dẫn tới nhận thức quan trọng thứ hai là ý thức để thấy rõ bản chất và ảnh hưởng tâm lý bầy đàn lên sự phát triển của mỗi cá nhân.
Việc nhìn nhận giá trị bản thân có thể được xem là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của mỗi con người. Do vậy, triết gia Hy Lạp Aristote đã khẳng định: “Biết chính mình là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan.” Từ “biết” ở đây không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận những biểu hiện bên ngoài của cơ thể, nhưng còn là hiểu sâu sắc hơn những khả năng, thế mạnh, khuynh hướng, năng khiếu cũng như những giới hạn hay những điểm cần khắc phục của bản thân. Thêm vào đó, biết hay hiểu bản thân còn đi thêm sâu hơn về nhận thức về tương quan giữa cá thể của chính mình và xã hội. Điều này tạo nên sự khác biệt. Khác biệt trong lối suy nghĩ, hành động và chọn lựa để sống là mình nhất với ý thức và trách nhiệm trọn vẹn.
Như một hệ quả của việc lựa chọn sống với giá trị độc đáo, con người đó sẽ bị xã hội hay những trào lưu chế giễu rằng: “nó chẳng giống ai!” Sống có chính kiến, có quan điểm và biết so sánh cân nhắc giữa các giá trị là việc của những người bản lĩnh mới dám làm. Ông cha ta đã có câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” Do vậy, với họ, bị chế giễu hay chê cười bởi những người không dám sống là mình thì cũng như những màn kịch mà họ đã nhận ra chân tướng của từng vai diễn.
Tóm lại, sống có bản lĩnh, có triết lý, có quan điểm và chính kiến là lối sống trưởng thành và có trách nhiệm. Lối sống đó sẽ tạo nên sự khác biệt có thể bị gièm pha, chế nhạo bởi đám đông hay trào lưu xã hội. Điều này dẫn tới nhận thức quan trọng thứ hai là ý thức để thấy rõ bản chất và ảnh hưởng tâm lý bầy đàn lên sự phát triển của mỗi cá nhân.
Ảnh: Priscilla Du Preez
/Unsplash

II. TÂM LÝ BẦY ĐÀN
“Tôi cười họ vì họ giống nhau“. Để thực sự cười trước sự đồng hóa của một tập thể trong cách nghĩ hay lối sống đòi hỏi mỗi cá nhân cần hiểu về tại sao lại có chuyện này. Xét về bản chất, khi sống thiếu ý thức và suy tư, con người có xu hướng rớt vào tâm lý bầy đàn, chịu ảnh hưởng của vô thức, nên “hành động theo bản năng, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất” (Gustave Le Bon, Tâm lý học đám đông, 2006). Một yếu tố khác có thể là nguyên nhân cho sự đồng hóa này là sự an toàn. Điều này có liên hệ với sự tự tin về giá trị bản thân, khi người ta thiếu bản lĩnh để hiểu về giá trị của tự do và trách nhiệm, họ sẽ hòa mình vào cái chung chung, trốn tránh xung đột hay mâu thuẫn để tìm sự an toàn ổn định.
Như vậy, với tâm lý đó, những con người này sẽ dễ bị lôi kéo bởi một thủ lĩnh, một kẻ cầm đầu lôi kéo nhồi sọ họ vào một ý nghĩa cho bản băng của mình. Ví dụ: truyền thông nhảm nhí tập trung vào các game show giải trí với những cái cười nông cạn. Các người xem chỉ cười rồi không có gì để lại trong họ. Qua một thời gian dài, họ sẽ nghĩ rằng, cuộc sống mệt nhọc rồi thì chiều tối về coi chút gì vui vui là xong. Cuộc sống dần trở nên vô vị và máy móc. Hay phụ nữ đẹp hơn và giá trị hơn khi họ có túi hàng hiệu Channel, đi trong xe hơi sang trọng Mercedes hay phải dùng điện thoại Iphone mới nhất.
“Tôi cười họ vì họ giống nhau“. Để thực sự cười trước sự đồng hóa của một tập thể trong cách nghĩ hay lối sống đòi hỏi mỗi cá nhân cần hiểu về tại sao lại có chuyện này. Xét về bản chất, khi sống thiếu ý thức và suy tư, con người có xu hướng rớt vào tâm lý bầy đàn, chịu ảnh hưởng của vô thức, nên “hành động theo bản năng, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất” (Gustave Le Bon, Tâm lý học đám đông, 2006). Một yếu tố khác có thể là nguyên nhân cho sự đồng hóa này là sự an toàn. Điều này có liên hệ với sự tự tin về giá trị bản thân, khi người ta thiếu bản lĩnh để hiểu về giá trị của tự do và trách nhiệm, họ sẽ hòa mình vào cái chung chung, trốn tránh xung đột hay mâu thuẫn để tìm sự an toàn ổn định.
Như vậy, với tâm lý đó, những con người này sẽ dễ bị lôi kéo bởi một thủ lĩnh, một kẻ cầm đầu lôi kéo nhồi sọ họ vào một ý nghĩa cho bản băng của mình. Ví dụ: truyền thông nhảm nhí tập trung vào các game show giải trí với những cái cười nông cạn. Các người xem chỉ cười rồi không có gì để lại trong họ. Qua một thời gian dài, họ sẽ nghĩ rằng, cuộc sống mệt nhọc rồi thì chiều tối về coi chút gì vui vui là xong. Cuộc sống dần trở nên vô vị và máy móc. Hay phụ nữ đẹp hơn và giá trị hơn khi họ có túi hàng hiệu Channel, đi trong xe hơi sang trọng Mercedes hay phải dùng điện thoại Iphone mới nhất.
Ảnh: Kevin Curtis/Unsplash
TẠM KẾT
Như vậy, cả một dòng chảy xã hội mạnh mẽ được điều khiển bởi những kẻ cầm đầu khôn lanh để lèo lái xu hướng cũng như cách nghĩ lối sống. Điều này góp phần tạo ra một thứ tâm lý bầy đàn để không bị loại ra ngoài, mất an toàn hay bị coi là lập dị. Chính tâm lý đám đông này sẽ hình thành sự chê bai cho những người không đứng về phía họ.
Em thương mến,
Do vậy, để thực sự cười được trước dòng thác lũ này, ý thức về cái tôi độc đáo và giá trị nhân học mạnh mẽ trở nên một bài học lớn cho con người thời đại hôm nay.
Yeuthuong,
Happypencil
Như vậy, cả một dòng chảy xã hội mạnh mẽ được điều khiển bởi những kẻ cầm đầu khôn lanh để lèo lái xu hướng cũng như cách nghĩ lối sống. Điều này góp phần tạo ra một thứ tâm lý bầy đàn để không bị loại ra ngoài, mất an toàn hay bị coi là lập dị. Chính tâm lý đám đông này sẽ hình thành sự chê bai cho những người không đứng về phía họ.
Em thương mến,
Do vậy, để thực sự cười được trước dòng thác lũ này, ý thức về cái tôi độc đáo và giá trị nhân học mạnh mẽ trở nên một bài học lớn cho con người thời đại hôm nay.
Yeuthuong,
Happypencil
Phải làm gì?
Docat 54: Điều gì khiến con người là độc nhất?
Mỗi người là độc nhất, vì được Thiên Chúa muốn họ hiện hữu như một cá thể không thể lặp lại, được hình thành nhờ tình yêu, và được cứu chuộc nhờ một tình yêu còn lớn lao hơn. Điều này cho chúng ta thấy phẩm giá của con người cao quý biết bao, và việc giữ thái độ nghiêm túc và lòng tôn trọng đối với tất cả mọi người quan trọng dường nào. Đòi hỏi trên cũng áp dụng cho các hệ thống chính trị và thể chế. Các hệ thống qua thể chế này không những phải tôn trọng tự do và phẩm giá của con người, mà còn phải góp phần vào sự phát triển toàn diện của mỗi người. Một cộng đồng không được phép loại trừ các cá nhân hay cả nhóm khỏi lộ trình phát triển.