Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,035
- Chủ đề Author
- #1
Với việc các phương tiện truyền thông phát triển ngày càng mạnh mẽ, thông tin nhờ đó mà được phát tán nhanh chóng và rộng rãi cách dễ dàng. Không ít lần, tôi gặp phải nhưng thông tin tiêu cực về Giáo hội Công Giáo, tôi tự hỏi mình phải làm gì?
Từ những hiểu lầm không đáng có
Chẳng hiểu vì sao, mà càng gần đến lễ Phục sinh, một vài hội nhóm tôi tham gia trên Facebook liên tục đăng tải những bài viết mang tính đả kích Công Giáo, thậm chí đả kích một cách thậm tệ.
Những lý do chủ yếu vẫn đến từ những hiểu lầm không đáng có về đạo Công giáo, như theo đạo là không được thờ cha mẹ, Công giáo là phản lại sự phát triển của khoa học, qua câu chuyện của Galileo được dạy trong sách giáo khoa, hay Công giáo không phải đạo bình thường, nó là hệ thống góp phần vào sự cai trị và mở rộng thuộc địa… Và có lẽ phổ biến nhất ở Việt Nam là quan điểm mà chính tôi cũng đã nghe từ nhiều người bạn của mình: “Công giáo là một bè lũ phản động”.
Khi thấy những quan điểm đó, nếu kiến thức Giáo lý, Giáo huấn xã hội không vững vàng, rất có thể nảy sinh nghi ngờ Đức Tin của mình.
Những lý do chủ yếu vẫn đến từ những hiểu lầm không đáng có về đạo Công giáo, như theo đạo là không được thờ cha mẹ, Công giáo là phản lại sự phát triển của khoa học, qua câu chuyện của Galileo được dạy trong sách giáo khoa, hay Công giáo không phải đạo bình thường, nó là hệ thống góp phần vào sự cai trị và mở rộng thuộc địa… Và có lẽ phổ biến nhất ở Việt Nam là quan điểm mà chính tôi cũng đã nghe từ nhiều người bạn của mình: “Công giáo là một bè lũ phản động”.
Khi thấy những quan điểm đó, nếu kiến thức Giáo lý, Giáo huấn xã hội không vững vàng, rất có thể nảy sinh nghi ngờ Đức Tin của mình.
Quan điểm sai lệch thường thấy về đạo Công giáo
Đến những tiêu cực có thật
Đáng buồn, ngoài những hiểu nhầm không đáng có mà nhiều người nghĩ về đạo Công giáo, cũng có những tiêu cực đang hiện hữu một cách rõ ràng.
Thực tế cho thấy, hàng loạt vụ lạm dụng liên quan tới hàng giáo sĩ bị đưa ra ánh sáng, mặc dù họ chỉ là thiểu số, nhưng cũng gây bối rối cho các Ki-tô hữu, đồng thời dấy lên một xu hướng chống Giáo hội cách mạnh mẽ. Giáo dân có lẽ chẳng thể nào chấp nhận sự thật này, một người sáng tối đọc kinh dâng lễ, giảng dạy lời Chúa, đã trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, được “đặt tay thánh hiến” mà lại có những hành vi trái với thánh ý Chúa như vậy!
Bên cạnh đó, còn là chủ nghĩa Giáo sĩ trị, hay một vài linh mục bỏ bê việc mục vụ, chỉ biết hưởng thụ cá nhân đã làm lung lay niềm tin vào Giáo hội của nhiều Ki-tô hữu.
(Xem: Đứng trước vấn đề lạm dụng tính dục trong Giáo hội)
Thực tế cho thấy, hàng loạt vụ lạm dụng liên quan tới hàng giáo sĩ bị đưa ra ánh sáng, mặc dù họ chỉ là thiểu số, nhưng cũng gây bối rối cho các Ki-tô hữu, đồng thời dấy lên một xu hướng chống Giáo hội cách mạnh mẽ. Giáo dân có lẽ chẳng thể nào chấp nhận sự thật này, một người sáng tối đọc kinh dâng lễ, giảng dạy lời Chúa, đã trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, được “đặt tay thánh hiến” mà lại có những hành vi trái với thánh ý Chúa như vậy!
Bên cạnh đó, còn là chủ nghĩa Giáo sĩ trị, hay một vài linh mục bỏ bê việc mục vụ, chỉ biết hưởng thụ cá nhân đã làm lung lay niềm tin vào Giáo hội của nhiều Ki-tô hữu.
(Xem: Đứng trước vấn đề lạm dụng tính dục trong Giáo hội)
Ảnh: Vatican News Tiếng Việt
Tôi phải làm gì?
Một câu nói trong cuốn Docat – Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo, đã cho tôi câu trả lời:
“Mặc dù một vài lãnh đạo Giáo hội đôi khi làm sai lệch và phản bội thánh ý Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn làm cho Giáo Hội thành một nơi mà con người có thể đạt tới sự thánh toàn đích thực với sự trợ giúp của Ngài” (Docat #310)
Điều này phản ánh một niềm tin rằng, dù có những lỗi lầm, những bất trung tới từ phía con người, thì tinh thần và sứ mạng của Giáo hội vẫn được gìn giữ và bảo vệ bởi Thiên Chúa. Mặc dù có thể có những gian lận, lạm dụng quyền lực hoặc hành vi không đạo đức đến từ một số cá nhân, cũng không thể làm mất đi ý nghĩa và giá trị của Giáo hội, đó vẫn là nơi con người có thể đạt tới sự phát triển toàn diện.
Trong bối cảnh khủng hoảng như vậy, Thiên Chúa vẫn tiếp tục hỗ trợ và dẫn dắt Giáo hội, đồng thời khẳng định rằng, sức mạnh của Giáo hội không chỉ dựa vào con người, mà còn là sự hiện diện và hiệp thông của Thiên Chúa.
“Mặc dù một vài lãnh đạo Giáo hội đôi khi làm sai lệch và phản bội thánh ý Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn làm cho Giáo Hội thành một nơi mà con người có thể đạt tới sự thánh toàn đích thực với sự trợ giúp của Ngài” (Docat #310)
Điều này phản ánh một niềm tin rằng, dù có những lỗi lầm, những bất trung tới từ phía con người, thì tinh thần và sứ mạng của Giáo hội vẫn được gìn giữ và bảo vệ bởi Thiên Chúa. Mặc dù có thể có những gian lận, lạm dụng quyền lực hoặc hành vi không đạo đức đến từ một số cá nhân, cũng không thể làm mất đi ý nghĩa và giá trị của Giáo hội, đó vẫn là nơi con người có thể đạt tới sự phát triển toàn diện.
Trong bối cảnh khủng hoảng như vậy, Thiên Chúa vẫn tiếp tục hỗ trợ và dẫn dắt Giáo hội, đồng thời khẳng định rằng, sức mạnh của Giáo hội không chỉ dựa vào con người, mà còn là sự hiện diện và hiệp thông của Thiên Chúa.
Tóm lại
Khi đối mặt với những thông tin tiêu cực về Giáo hội, hãy luôn tin rằng, Giáo hội luôn Thánh thiện, vì luôn có Chúa đồng hành. Đồng thời, nắm vững kiến thức giáo lý và Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo để không bị lung lạc niềm tin.
Còn bạn, bạn đã gặp phải tình huống như tôi chưa? Nếu đã từng, bạn đã làm gì trong tình huống đó? Phớt lờ, nghi ngờ, hay cãi tay đôi? Cùng chia sẻ nhé!
Còn bạn, bạn đã gặp phải tình huống như tôi chưa? Nếu đã từng, bạn đã làm gì trong tình huống đó? Phớt lờ, nghi ngờ, hay cãi tay đôi? Cùng chia sẻ nhé!
Phải làm gì?
Docat 310: Tại sao tôi nên tham gia với phong cách rõ ràng là “Kitô hữu”?
Nhiều người nói rằng: Điều chính yếu là trở thành một người tốt! Cần gì phải thêm đặc tính “Kitô hữu” vào đó? Tuy nhiên, lịch sử cho thấy đó chỉ là chủ nghĩa nhân văn thuộc loại vô thần thường bỏ mặc con người trong trạng thái chao đảo, hoang mang. Chỉ ở nơi Thiên Chúa thì “những gì là con người” mới được thăng tiến tốt hơn. Chỉ ở trong ánh sáng của Chúa Kitô chúng ta mới có thể hiểu đúng những gì là con người (x. GS 22). Những ai làm theo ý Thiên Chúa đều thể hiện mối quan tâm thật sự về con người, một cách chính xác trong những lĩnh vực mà con người yếu đuối, phụ thuộc vào sự giúp đỡ, và dường như “vô dụng”. Mặc dù một vài lãnh đạo Giáo Hội đôi khi làm sai lệch và phản bội thánh ý Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn làm cho Giáo Hội thành một nơi mà con người có thể đạt tới sự thành toàn đích thực với sự trợ giúp của Ngài. Đức Kitô đã không sống cho chính mình, nhưng “cho chúng ta”; Người thậm chí còn chịu chết một cách thảm thương cho từng con người. Và Người đã làm điều đó với động lực mang tính xã hội cao nhất: vì tình yêu. Đó là lý do tại sao, xét cho cùng, một người theo Đức Kitô mà hành động một cách “phi xã hội” thì chỉ là một Kitô hữu hữu danh vô thực mà thôi.
Cùng chủ đề