Trường Lasan Taberd và dấu ấn một thời

phailamgi?
Tham gia
8/4/24
Bài viết
128

Trong suốt hơn một thế kỷ hoạt động, Trường Lasan Taberd đã ghi dấu ấn sâu sắc trong nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Nam trước năm 1975. Với triết lý giáo dục nhân bản và sự tâm huyết trong quá tình đào tạo, Trường Lasan Taberd là biểu tượng của chất lượng giáo dục toàn diện, phục vụ mọi tầng lớp xã hội.


phailamgi_truong-lasan-taberd_cv1.png

Ảnh: Tu sĩ Lasan dạy dỗ và chăm sóc trẻ em (nguồn sưu tầm)

Lịch sử hình thành

Trường Lasan Taberd bắt đầu từ sứ mệnh của dòng tu Lasan, một dòng Công giáo được thành lập tại Pháp với mục đích giáo dục trẻ em nghèo. Năm 1866, sáu tu sĩ Lasan đầu tiên đã đặt chân đến Sài Gòn và quản lý trường Adran. Đến năm 1873, linh mục Kerlan quyết định mở một trường nghĩa thục dành cho trẻ em mồ côi, lấy tên Taberd để tưởng nhớ Giám mục Jean-Louis Taberd.

Những năm đầu hoạt động, trường Taberd phải đối mặt với nhiều khó khăn tài chính. Đến năm 1889, các tu sĩ dòng Lasan trở lại tiếp quản trường và đưa vào hoạt động mạnh mẽ. Từ đó, hệ thống trường Lasan nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam với các chi nhánh tại Mỹ Tho, Sóc Trăng, Vũng Tàu và nhiều nơi khác.
phailamgi_truong-lasan-taberd_cv2.jpg

Ảnh: Tu sĩ Lasan dạy dỗ và chăm sóc trẻ em (nguồn sưu tầm)

Triết lý giáo dục: Trí - Đức - Thể

Trường Lasan Taberd không chỉ chú trọng vào kiến thức mà còn đề cao sự phát triển toàn diện của học sinh thông qua trí dục, đức dục, và thể dục.
Trí dục: Chương trình giáo dục chuẩn Pháp, kết hợp với triết lý nhân bản, giúp học sinh không chỉ giỏi kiến thức mà còn phát triển tư duy phản biện.​
Đức dục: Học sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động thiện nguyện như hỗ trợ người nghèo, phát thuốc miễn phí, hoặc học nghề như sửa radio và chụp ảnh.​
Thể dục: Trường có sân bóng rổ, bóng chuyền và nhiều hoạt động thể thao, từ đó tạo ra những vận động viên nổi tiếng như Lê Văn Tiết và Trần Cảnh Được​

Trường đặc biệt mở cửa đón nhận học sinh từ mọi tầng lớp xã hội, kể cả con em gia đình nghèo, điều hiếm thấy ở các trường quốc tế thời bấy giờ.

Với triết lý giáo dục toàn diện như vậy, Trường Lasan Taberd đã đào tạo nhiều thế hệ nhân tài như Nhà hoạt động cách mạng Nguyễn An Ninh, những nghệ sĩ, nhạc sĩ như Jo Marcel, Nguyễn Ánh 9, Mai Châu, Elvis Phương, và Don Hồ. Đặc biệt Đức Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục chính tòa Giáo Phận Hà Tĩnh cũng từng là học sinh của trường Lasan từ năm 1969 tới năm 1979.

Về văn hóa, trường còn là nơi khởi xướng Đại hội Nhạc Trẻ, sự kiện âm nhạc có ảnh hưởng lớn tại miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960-1970.

phailamgi_truong-lasan-taberd_anh.png
Ảnh: Duy Quang và Thanh Lan biểu diễn trên sân khấu của Đại hội Nhạc trẻ tại trường Taberd (nguồn sưu tầm)

phailamgi_truong-lasan-taberd_anh 3.jpg

Ảnh: Lịch sử và nhiệm kỳ hiệu trưởng của trường Lasan Taberd (nguồn sưu tầm)

phailamgi_truong-lasan-taberd_anh (2).png

Ảnh: Trường Lasan Taberd đổi tên thành Trần Đại Nghĩa (nguồn sưu tầm)

Sau năm 1975, trường Lasan Taberd, cùng các phân hiệu khác, bị đóng cửa. Tòa nhà chính được chuyển thành trường Trung học Sư phạm, sau này là trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Dù đã không còn tồn tại như một cơ sở giáo dục, Lasan Taberd vẫn luôn được nhắc đến như một biểu tượng của nền giáo dục tiên phong và nhân bản. Một di sản khó bị xóa nhòa trong lịch sử Giáo dục Việt Nam.​
 

Từ tình trạng giao thông ...

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên